Mẹ bầu có nên lo lắng khi thai gò nhiều ở tuần 28?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
Thời kỳ mang thai, mẹ bầu nào cũng phải trải qua những cơn gò khó chịu. Từ tuần 28, những cơn gò sẽ xuất hiện thường xuyên hơn. Vậy thai gò nhiều ở tuần 28 có đáng lo ngại? Cách giảm cơn gò khi mang thai là gì? Những thông tin dưới đây sẽ giúp mẹ có cái nhìn đúng đắn hơn về tình trạng này.

Thai gò nhiều ở tuần 28 là như thế nào?

Những cơn gò cứng bụng thường bắt đầu từ tuần 28 đến khoảng tháng cuối thai kỳ. Cảm giác gò cứng bụng là do các cơ tử cung gò cứng hoặc cuộn lại khiến bụng mẹ bầu có cảm giác căng tức trong khoảng 30-60 giây, mỗi ngày có thể xuất hiện vài lần hoặc vài ngày mới có. Sản khoa gọi dấu hiệu này là các cơn gò Braxton Hicks – chuyển dạ giả vì nó không làm giãn mở cổ tử cung, không khiến mẹ bầu có cảm giác đau đớn.
Khi có cơn gò sinh lý xảy ra, mẹ bầu chỉ cần uống nhiều nước, thay đổi tư thế nằm, ngồi hoặc nghỉ ngơi sẽ hết. Nếu bạn đã thử những biện pháp trên mà những cơn gò trên vẫn không hết, thậm chí xảy ra thường xuyên hơn khiến mẹ bầu vô cùng đau đớn, có trường hợp đi kèm với dấu hiệu vỡ ối, ra máu báo, thì mẹ nên đến bác sĩ khám ngay vì có thể đây la dấu hiệu sinh non.

Khi nào thai 28 tuần gò nhiều gây nguy hiểm?

Nhiều mẹ thường lo lắng khi thấy xuất hiện nhiều cơn gò cứng bụng ở tuần 28. Thế nhưng, theo các chuyên gia, những cơn gò thường sẽ không gây nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi, và đó là phản ứng bình thường của cơ thể trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, nếu cơn gò xuất hiện trong thời gian dài, hoặc lệch hẳn sang một bên kèm các biểu hiện bất thường như: xuất huyết âm đạo, đau lưng, chuột rút… thì các mẹ nên nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra ngay.

Nguyên nhân thai gò nhiều ở tuần 28

Một số nguyên nhân gây nên cơn gò cho mẹ bầu có thể được kế đến do 

Áp lực lên tử cung quá lớn

Bắt đầu từ tuần 28, thai nhi đã lớn lên nhanh chóng. Thai nhi phát triển trong tử cung mẹ bị chèn giữa khoang chậu, bàng quang và trực tràng. Ở ba tháng đầu, khi thai nhi còn nhỏ thì mẹ không cảm nhận rõ áp lực này nhưng khi em bé lớn dần, tử cung cũng phình to gây áp lực lên các bộ phận khác nên đôi lúc mẹ sẽ nhận thấy hiện tượng gò cứng bụng.

Hệ xương của thai nhi phát triển

Ở những tháng cuối, bộ khung xương của bé đã phát triển gần như hoàn thiện, chiều dài kích thước cũng có những thay đổi đáng kể. Bé phải xoay chuyển nhiều hơn để tìm được tư thế thoải mái trong bụng mẹ. Và mỗi lần bé chuyển động hay xoay người cũng có thể tạo ra những cơn gò trên bụng mẹ.

Tâm lý của mẹ bầu

Những cảm xúc vui buồn, cáu gắt quá mức của mẹ cũng ảnh hướng trực tiếp đến em bé và gây ra những cơn gò cứng bụng. Tốt hơn hết, mẹ nên giữ tinh thần thoải mái, tránh những áp lực, căng thẳng để em bé được phát triển khỏe mạnh.

Mẹ bầu bị táo bón

Việc ăn những loại thực phẩm không phù hợp khiến mẹ dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa, trong đó táo bón là những triệu chứng mẹ thường gặp nhất. Một chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, thiếu chất xơ, không bổ sung đủ nước khiến hệ tiêu hóa phải làm việc quá sức, ảnh hưởng đến tử cung, tạo thành những cơn gò nhất định.

Những vết rạn da

Do cân nặng mẹ bầu tăng quá nhanh làm cho những vết rạn da xuất hiện. Bụng bầu lớn lên trong khi làn da chưa đủ thời gian để thích nghi với sự thay đổi này, từ đó cũng gây ra hiện tượng gò căng cứng bụng.

Cách giúp mẹ bầu giảm cơn gò khi mang thai

Khi các cơn gò xuất hiện, thay vì lo lắng, mẹ bầu có thể áp dụng một số phương pháp giảm đau sau đây

Chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng

Dinh dưỡng cho mẹ bầu tuần 28 rất quan trọng và mẹ phải chuẩn bị những bữa ăn hàng ngày thật khoa học, để không bị tăng cân quá đà mà cả mẹ và bé vẫn nhận đủ chất. 
  • Nhóm các thực phẩm giàu chất xơ có trong các loại rau củ, trái cây giúp mẹ loại bỏ chứng táo bón. 
  • Các loại thực phẩm giàu magie như yến mạch, hạnh nhân…sẽ giúp mẹ phòng ngừa chứng chuột rút trong những tháng cuối thai kỳ
  • Thực phẩm giàu canxi có trong sữa, các thực phẩm làm từ sữa, phô mai…sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành khung xương vững chắc cho bé khi còn trong bụng mẹ
  • Nhóm thực phẩm giàu sắt và protein giúp mẹ bầu tuần 28 ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu, băng huyết trong giai đoạn mang thai, đặc biệt là sinh non.
  • Thực phẩm giàu vitamin sẽ rất tốt cho hệ thần kinh và trí não của thai nhi như ngũ cốc, chuối, các loại trái cây thuộc họ cam, quýt…

Nghỉ ngơi hợp lý

Nếu mẹ thường xuyên làm việc căng thẳng, chịu nhiều áp lực thì các cơn gò sẽ ngày một nghiêm trọng hơn. Thay và đó, mẹ nên dành thời gian ngủ nghỉ và đi lại nhẹ nhàng, hạn chế hoạt động mạnh để giảm áp lực lên vùng bụng. Mẹ có thể tìm cho mình một sở thích như: đọc sách, vẽ tranh, để thư giãn cũng như tránh khỏi những suy nghĩ không cần thiết. 

Chườm ấm

Để mao mạch được giãn nở, mẹ bầu có thể tắm nước ấm dưới vòi sen hoặc ngâm mình trong bồn nước ấm để thư giãn. Hoặc mẹ có thể dùng một chiếc túi chườm ấm để đặt lên bụng và thư giãn.

Tập thể dục

Đây là một cách tốt để giúp cơn gò nhẹ nhàng hơn và giảm các cơn gò giả ở 3 tháng cuối tốt hơn. Bạn nên tập dưới sự theo dõi của bác sĩ. Các môn thể thao có thể lựa chọn như đi bộ, tập yoga, hoặc bất kì hình thức luyện tập nào khác mà bạn thích. Có một lối sống năng động sẽ giúp bạn dễ sinh hơn và phục hồi nhanh hơn sau khi sinh.
Các cơn gò cứng bụng khi mang thai là tình trạng thường xảy ra ở mẹ bầu và xuất hiện nhiều từ tuần 28. Nếu cơn gò không kèm theo các biểu hiện bất thường thì các mẹ đừng quá lo lắng mà ảnh hưởng đên thai nhi. Hãy chuẩn bị cho mình một sức khỏe thật tốt, tâm lý thoải mái để sẵn sàng cho hành trình vượt cạn sắp tới.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của The Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Vy Le