Mẹ bầu nên làm gì khi thai 40 tuần chưa có dấu hiệu sinh?
Thai 40 tuần chưa có dấu hiệu sinh hoặc mẹ sinh sớm hơn là hiện tượng khá phổ biến. Dù xảy ra khá phổ biến, hiện tượng này có tiềm ẩn rủi ro nào hay không? Tại sao thai nhi lại “gan lì” chưa chịu chào đời?
Hiện tượng thai 40 tuần chưa có dấu hiệu sinh
Theo một nghiên cứu khoa học, tỷ lệ mẹ bầu mang thai và sinh đúng ngày dự sinh chỉ chiếm khoảng 3-5%. Tỷ lệ phần trăm lớn còn lại là mẹ sinh sớm hoặc muộn hơn ngày dự sinh 2 tuần.
Ngày dự sinh là gì?
Đây là ngày mà bác sĩ dự đoán là em bé sẽ chào đời. Bác sĩ sẽ thông qua kết quả siêu âm và thời điểm xảy ra kỳ kinh nguyệt cuối cùng của mẹ bầu mà tính ngày dự sinh.
Thời gian mang thai trung bình là 280 ngày (hoặc 40 tuần), là thời điểm “chín muồi” nhất để bé đến với thế giới. Nếu thai kỳ kéo dài tới tuần 41, đây là thai trễ ngày. Trường hợp thai kỳ kéo dài hơn 42 tuần, bác sĩ sẽ gọi là thai quá ngày dự sinh hoặc thai già tháng.
Tính ngày dự sinh là để thuận tiện cho việc kiểm tra quá trình mang thai và theo dõi sự phát triển của thai nhi. Nếu thai quá ngày dự sinh, thai nhi có thể gặp một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Thai 40 tuần tuổi phát triển ra sao?
Thời khắc thai tròn 40 tuần tuổi được xem là thời khắc mong chờ suốt 9 tháng 10 ngày. Ở thời điểm này, thai nhi nặng khoảng 3,3-3,6kg, dài 51-52cm. Xương sọ thai nhi vẫn có khe hở, chưa khít lại nên khi bé sinh ra lại có đỉnh đầu méo và hơi giống hình chóp. Tuy nhiên, mẹ đừng lo lắng quá vì đây chỉ là tình trạng tạm thời thôi!
Nếu thai 40 tuần chưa có dấu hiệu sinh, chắc chắn mẹ sẽ không khỏi sốt ruột. Thậm chí, mẹ rất lo lắng, sợ hãi. Nhưng nếu như siêu âm nước ối bình thường, biểu đồ theo dõi nhịp tim thai trên máy (CTG) bình thường. Nghĩa là mọi chỉ số mang thai của mẹ đều tốt thai vẫn cử động đều, thì mẹ đừng quá hoang mang nhé!
Thai 40 tuần chưa có dấu hiệu sinh tiềm ẩn rủi ro gì?
Tính sai ngày dự sinh là lí do phổ biến nhất của tình trạng này. Chu kỳ kinh nguyệt của mẹ không đều nên dẫn đến sự sai lệch khi tính ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối. Hoặc lí do xuất phát từ lần siêu âm thai đầu tiên thực hiện quá trễ, sau 3 tháng đầu mang thai. Nhiều mẹ bầu sốt ruột thai 40 tuần chưa có dấu hiệu sinh nhưng thực ra thai chỉ mới 36 tuần tuổi.
Khi thai quá 40 tuần, nhau thai bắt đầu già đi. Nhịp tim thai bị ảnh hưởng khiến bé sinh ra tổn thương thần kinh, thiểu năng hệ thần kinh vận động. Ngoài ra, thai quá ngày dẫn đến có phân trong phổi thai nhi. Khó thở sau sinh, bệnh hô hấp, nhiễm trùng, sốt cao là những bệnh bé sinh quá ngày sẽ mắc phải.
Lượng nước ối giảm khiến dây rốn bị chèn ép mỗi khi cơn gò tử cung xuất hiện gây suy thai. Trong khi đó, lượng oxy cung cấp cho thai nhi bị hạn chế. Lúc này sẽ xảy ra trường hợp xấu nhất: thai có thể chết lưu, tử vong trong lúc mẹ chuyển dạ. Mẹ cũng phải sinh mổ kèm nguy cơ nhiễm trùng và xuất huyết sau sinh rất cao.
Thai 40 tuần chưa có dấu hiệu sinh, mẹ phải làm sao?
Tiến hành các xét nghiệm
Để biết được tình trạng thai chính xác nhất, mẹ bầu phải thực hiện các xét nghiệm. Chỉ khi thai 41 tuần tuổi, mẹ bầu mới nên xét nghiệm nhé!
Các xét nghiệm thường gặp là:
- Monitor theo dõi đáp ứng của thai nhi kết hợp với siêu âm
- Thử nghiệm Non-stress Test để đo nhịp tim thai
- Trắc đồ sinh vật lý xác định tình hình sức khỏe hiện tại của thai nhi. Các yếu tố tác động đến kết quả này là nhịp tim, hơi thở, chuyển động, trương lực cơ.
- Xét nghiệm CST qua việc theo dõi đáp ứng của tim thai với các cơn gò tử cung. Tình hình sức khỏe thay đổi thế nào sẽ được phản ánh qua kết quả xét nghiệm .
Thực hiện các biện pháp kích sinh
- Nếu cổ tử cung của mẹ bầu chưa mềm và dãn nở, bác sĩ sẽ tiêm thuốc có chứa prostaglandin vào âm đạo. Dược chất này sẽ kích thích cổ tử cung giãn nở, gây ra những cơn co thắt chuyển dạ.
- Khi các loại thuốc prostaglandin không mang đến kết quả như ý, bác sĩ sẽ dùng tới Oxytocin. Dược chất này sẽ kích thích các cơn co thắt để dễ sinh hơn.
- Lóc ối (tách màng ối) giúp cơ thể tự sản xuất prostaglandin, gây khởi phát chuyển dạ
- Ăn dứa để tận dụng enzyme Bromelain kích thích và làm mềm tử cung
- Kích thích vùng ngực khoảng 3 lần một ngày, mỗi lần trong khoảng 1 giờ. Mẹ bầu nên dùng lòng bàn tay xoa tròn lên núm và quầng vú để kích thích sản sinh Oxytocin. Thao tác này sẽ thúc đẩy quá trình ra đời sớm hơn của thai nhi.
- Vận động nhẹ nhàng, chăm chỉ đi bộ. Lực hấp dẫn sẽ giúp đẩy thai nhi xuống dưới gần tử cung của mẹ bầu hơn.
Nếu những phương pháp không hiệu quả, bạn có thể phải sinh mổ. Điều này gây rủi ro khá lớn cho mẹ và bé. Để chuẩn bị sức khỏe tốt nhất khi “vượt cạn”, mẹ nên có chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý. Đồng thời, mẹ đừng quên chuẩn bị cho việc nuôi con bằng sữa mẹ nhé!
Tình trạng thai 40 tuần chưa có dấu hiệu sinh xảy ra khá phổ biến. Khi gặp trường hợp này, mẹ đừng lo lắng thái quá mà ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Tất cả để chuẩn bị tốt nhất cho hành trình chào đón bé yêu ra đời nhé! Chúc cho nhà mình “mẹ tròn con vuông”!
Xem thêm:
- Thai 40 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ mẹ phải làm sao?
- Mang thai 37 tuần gò nhiều có phải dấu hiệu mẹ sắp chuyển dạ?
- Thai 38 tuần canxi hoá độ 1 thì đã nguy hiểm tới thai nhi chưa?