Đau cửa mình ở tuần thai 39 có phải là dấu hiệu sắp sinh không?

Hiện tượng đau buốt cửa mình khi mang thai tháng cuối còn là dấu hiệu báo hiệu các bệnh lý như: viêm nhiễm phụ khoa, bệnh xã hội, sùi mào gà, bệnh lậu, mụn rộp sinh học...

Thai 39 tuần đau cửa mình có thể do thai nhi lúc này đã quay đầu, tụt xuống thấp; mẹ bị giãn tĩnh mạch; thiếu canxi thai kỳ hoặc do mẹ hoạt động mạnh. Cảm giác đau ở tuần thứ 39 không phải là vì thời điểm chuyển dạ đã đến.

Đây là những nội dung mà bạn sẽ có được trong bài viết này:

  • Nguyên nhân của việc thai 39 tuần đau cửa mình
  • Thai 39 tuần đau cửa mình có phải dấu hiệu sắp sinh?
  • Làm sao khi đau cửa mình vào tuần thai 39?

Nguyên nhân của việc thai 39 tuần đau cửa mình

Khi bước vào những tuần cuối thai kỳ, nhiều mẹ bầu cảm thấy khó chịu mệt mỏi vì vùng xương chậu và vùng cửa mình thường xuyên đau nhức, thậm chí có lúc đau đến mức không đi nổi có thể là do:

Đau cửa mình là hiện tượng phổ biến ở tháng cuối thai kỳ

1. Thai quay đầu, tuột xuống thấp

Ở tuần thứ 39, thai nhi đã có sự chuyển đổi vị trí để sẵn sàng ra đời. Khi quay đầu và tuột xuống thấp sẽ gây áp lực lên vùng xương chậu.

Đồng thời khi này, cơ thể mẹ bầu sản sinh ra một loại hormone relaxin là progesterone. Nó làm các cơ và khớp vùng khung chậu giãn nở nhiều hơn để thích nghi với sự phát triển của thai nhi.

Cân nặng thai nhi, kèm với nước ối, nhau thai cộng lại gây áp lực quá tải lên vùng xương chậu khi bé tuột càng thấp xuống dẫn đến tình trạng đau lưng, chuột rút, mẹ muốn đi tiểu nhiều hơn, và đặc biệt đau nhức vùng cửa mình.

Bạn có thể chưa biết:

10 dấu hiệu chuyển dạ tuần 39 mẹ bầu cần thuộc lòng

Thai 39 tuần bụng chưa tụt có phải dấu hiệu nguy hiểm?

Ở tuần 39, thai đã quay đầu và tuột xuống thấp

2. Bị giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch khi mang thai là tình trạng các mạch máu bị sưng, nổi gồ, dễ dàng nhìn thấy trên da có những đường mạch máu màu tím, xanh ngoằn ngoèo, vị trí thường thấy là ở bắp chân.

Mẹ bầu bị giãn tĩnh mạch sẽ bị đau nhức chân, nặng nề ở chân, gây khó chịu khi đi lại, sinh hoạt, còn có thể khiến bà bầu bị mất ngủ.

Các nguyên nhân là:

  • Thay đổi nội tiết tố: hormone sinh dục nữ progesterone tăng lên khi có thai làm giãn và sưng những tĩnh mạch.
  • Lưu lượng máu thay đổi: Mang thai làm tăng lưu lượng máu trong cơ thể người mẹ để nuôi dưỡng bào thai, vì thế tạo áp lực đối với các tĩnh mạch ở chân.
  • Thai nhi lớn gây chèn ép: Bào thai chèn ép lên các tĩnh mạch (đặc biệt là tĩnh mạch chủ dưới), làm giảm lưu thông máu.
  • Di truyền hoặc do mẹ đã suy giãn tĩnh mạch ở lần mang thai trước:
  • Các nguyên nhân khác: Mẹ mang đa thai, bị thừa cân, béo phì, hoặc thường xuyên đứng lâu, đi nhiều (do công việc) sẽ tạo áp lực đối với tĩnh mạch ở chân và gây suy giãn tĩnh mạch khi mang thai.

3. Thiếu canxi

Mẹ bầu trong thai kỳ không nạp đủ lượng canxi cần thiết, càng về cuối khớp xương càng yếu, khó chống đỡ được áp lực của thai nhi và bụng bầu. Ở tuần 39, thai nhi phát triển lớn sẽ tạo áp lực lên xung quanh vùng kín của mẹ bầu gây ê mỏi, đau nhức.

4. Hoạt động quá mạnh

Những tuần thai cuối là thời điểm bà bầu được khuyên nên nghỉ ngơi nhiều, hạn chế đi lại và vận động mạnh vì sẽ khiến vùng xương phía dưới cơ thể chịu áp lực mạnh.

Vận động quá sức kèm theo cân nặng của hai mẹ con có thể khiến cơ thể không chống đỡ nổi, gây đau cơ toàn thân, đặc biệt quanh cửa mình vì phải chịu sức nặng của bào thai.

Mẹ bầu gần sinh chỉ nên vận động nhẹ nhàng

Ngoài ra, hiện tượng đau buốt cửa mình khi mang thai tháng cuối còn là dấu hiệu báo hiệu các bệnh lý như: viêm nhiễm phụ khoa, bệnh xã hội, sùi mào gà, bệnh lậu, mụn rộp sinh học…

Lúc này, mẹ bầu nên đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt, tránh những biến chứng xấu đến thai nhi.

Thai 39 tuần đau cửa mình có phải dấu hiệu sắp sinh?

Thai 39 tuần là mấy tháng? Sản phụ đang ở tháng thứ 9 của thai kỳ. Nhiều mẹ lo lắng không biết việc vùng kín bị đau có phải là dấu hiệu em bé muốn chào đời không. Thực tế như các nguyên nhân gây ra tình trạng đau cửa mình như trên có phân tích, cảm giác đau ở tuần thứ 39 không phải là vì thời điểm chuyển dạ đã đến.

Đau ở cửa mình trong tuần 39 chỉ là dấu hiệu báo rằng thai nhi đã quay đầu và đang tuột thấp xuống thôi. Mà thông thường, mẹ nên đến bệnh viện chuẩn bị cho việc sinh nở nếu thấy thêm các dấu hiệu như:

  • Thở dễ dàng hơn vì bé đã tuột xuống thấp, không áp lực lên cơ bụng và các cơ quan hô hấp nữa.
  • Ra dịch nhầy trong suốt, hồng nhạt hoặc có vài tia máu. Khi gần đến ngày sinh, cổ tử cung co giãn và mềm ra là các dịch nhầy tử cung rỏ rỉ. Dịch nhâtf có thể xuất hiện trước vài phút, vài giờ hay vài ngày trước khi lâm bồn.
  • Các cơn co thắt cổ tử cung ập đến dữ dội theo từng đợt, kèm theo việc mở rộng cửa mình.
  • Vỡ ối. Đây là dấu hiệu sắp sinh phổ biến, việc vỡ nước ối sắp sinh có thể là ra ồ ạt trước khi lâm bồn hoặc rỉ thành từng đợt.

Các chỉ số thai 39 tuần đã phát triển toàn diện ra bé cưng đã sẵn sàng chào đời mẹ nhé!

Bạn có thể chưa biết:

Thai nhi 39 tuần gò nhiều, mẹ bầu đừng chủ quan!

Mang thai 39 tuần ra dịch nhầy màu trắng đục có phải là dấu hiệu đáng lo ngại?

Làm sao khi đau cửa mình vào tuần thai 39?

Kê gối sẽ giúp giảm áp lực và lưu thông máu

Các chuyên gia đều cho rằng bị đau cửa mình khi mang thai ở những tuần cuối cùng là hiện tượng bình thường, không đáng lo ngại. Mức độ đau cũng tuỳ thuộc vào thể trạng mẹ bầu, cân nặng thai nhi. Nhìn chung, để giảm thiểu được sự đau đớn, mẹ nên tuân theo những lời khuyên như:

  • Hạn chế vận động mạnh, không đứng hay đi quá lâu, tăng cường thời gian nghỉ ngơi khi thấy đau tức vùng cửa mình và đùi trong.
  • Nên nằm nghiêng về bên trái khi ngủ hoặc nằm nghỉ ngơi, kê gối nâng đỡ chân phải để giảm áp lực lên phần dưới cơ thể. Kê chân cao hơn hoặc gác chân lên ngang gối để tăng lưu thông máu.
  • Đặt gối đỡ hông khi nằm hoặc ngồi nghỉ ngơi. Nếu ngồi hãy hơi ngả lưng để không dồn sức nặng lên xương chậu.
  • Tắm gội bằng nước ấm, dành thời gian mát xa khung xương chậu với tinh dầu thư giãn lành tính.
  • Tuy nhiên cũng không nên nằm cả ngày mà nên dành thời gian đi dạo nhẹ nhàng, tập yoga vài lần trong ngày với cường độ thấp để lưu thông máu tốt hơn.
  • Chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất.
  • Được chồng ôm ấp, xoa bóp cũng là cách tạo ra cách kích thích giảm đau.

Tuy nhiên, thai 39 tuần đau cửa mình nếu cơn đau buốt lên đến đỉnh điểm, cộng thêm dấu hiệu xuất huyết hoặc có những bất thường thì bà bầu nên đến bệnh viện ngay để thăm khám và chữa trị kịp thời.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

hienpham