Thai 36 tuần nặng 3kg được xem là đạt mức tăng chuẩn theo các chỉ số trung bình của tuần thai 36. Mẹ cần theo dõi các dấu hiệu sinh để sẵn sàng cho ngày vượt cạn.
Phát triển của thai nhi 36 tuần và mốc cân nặng qua từng ngày mẹ cần nắm vững
Thai nhi 36 tuần tuổi, em bé dài hơn 48cm một chút, tương đương với kích cỡ một quả dưa gang. Phần lớn thai nhi đã di chuyển xuống xương chậu nên mẹ bầu sẽ cảm thấy tăng áp lực ở bụng.
Cũng từ tuần thai thứ 36, bé đã được coi là “đủ ngày đủ tháng” chuẩn bị cho việc sinh nở, mặc dù phải ba tuần nữa mới đến ngày dự sinh. Nếu mẹ chuyển dạ bây giờ, phổi của bé có thể đã đủ khả năng để thích ứng được với cuộc sống bên ngoài.
Một em bé được coi là chào đời khỏe mạnh khi trẻ đạt mức cân nặng 2,5kg-3,5kg vào những tuần cuối cùng. Ở tuần mang thai thứ 36, cân nặng của bé sẽ tăng lên theo từng ngày như các chỉ số trung bình dưới đây.
Các chỉ số của thai nhi tuần 36
6 chỉ số chính mẹ cần nắm vững để đánh giá tình hình sức khỏe và phát triển của thai nhi 36 tuần bao gồm đường kính lưỡng đỉnh, chiều dài xương đùi, cân nặng thai nhi, chu vi đầu, chu vi bụng và tỉ lệ chiều dài từ đầu tới chân.
Các chỉ số này sẽ được tính toán dựa trên số tuần tuổi cộng với xê dịch từ 0-6 ngày.
Chỉ số thai tuần 36+0
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 83-95 mm, trung bình 89mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 64- 76mm, trung bình 68mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 285-358mm, trung bình 322mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 309-347mm, trung bình 328mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 2335-3291g, trung bình 2813g
Chỉ số thai thai tuần 36+1
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 83-95 mm, trung bình 89mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 66- 77mm, trung bình 68mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 285-361mm, trung bình 324mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 310-348mm, trung bình 329mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 2360-3327g, trung bình 2844g
Chỉ số thai tuần 36+2
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 83-95 mm, trung bình 89mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 65- 77mm, trung bình 69mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 285-363mm, trung bình 325mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 310-348mm, trung bình 329mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 2386-3363g, trung bình 2874g
Chỉ số thai tuần 36+3
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 83-95 mm, trung bình 89mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 65- 77mm, trung bình 69mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 285-336mm, trung bình 326mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 311-349mm, trung bình 330mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 2411-3399g, trung bình 2905g
Chỉ số thai tuần 36+4
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 84-96 mm, trung bình 90mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 65-78mm, trung bình 69mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 285-369mm, trung bình 327mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 312-350mm, trung bình 331mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 2437-3435g, trung bình 2936g
Chỉ số thai tuần 36+5
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 84-96 mm, trung bình 90mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 65-78mm, trung bình 69mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 285-372mm, trung bình 328mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 313-351mm, trung bình 332mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 2462-3471g, trung bình 2967g
Chỉ số thai tuần 36+6
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 84-96 mm, trung bình 90mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 66- 79mm, trung bình 70mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 285-374mm, trung bình 330mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 313-352mm, trung bình 332mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 2488-3507g, trung bình 2997g
Các chỉ số của bé có thể sẽ xê dịch so với trung bình trên một chút thì mẹ cũng không nên quá lo lắng vì đây chỉ là những con số tương đối để theo dõi mức độ phát triển bình thường của bé mà thôi.
Thai 36 tuần nặng 3kg có tốt không, mẹ nên ăn uống thế nào để đảm bảo cân nặng cho bé?
So với các chỉ số trên, thai nhi 36 tuần nặng 3kg có thể coi là đạt cân nặng chuẩn và bé đang phát triển rất tốt. Mẹ bầu nên tiếp tục duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp theo các quy tắc sau:
- Ăn uống đủ nhóm chất, ưu tiên các thực phẩm giúp mẹ sinh nở dễ dàng như mè đen, nước cam, trứng luộc, trứng vịt lộn, các loại rau củ quả mọng nước, … giúp bé tăng tốc cân nặng cho đến tuần cuối cùng.
- Uống nhiều nước là một trong những yếu tố quan trọng giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, đặc biệt là trong ba tháng cuối của thai kỳ. Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai nên uống ít nhất từ 2 đến 2.5 lít nước mỗi ngày.
Ngoài ra mẹ cần bổ sung đầy đủ nước giúp đảm bảo lượng nước ối cần thiết cho cơ thể, hạn chế các vấn đề liên quan đến tiêu hóa, đường ruột, giảm quá trình co thắt tử cung gây đẻ non,…
Bí kíp chăm sóc tuần thai này để mẹ khỏe, thai nhi phát triển tốt
Em bé ở tuần thai thứ 36 đã cận kề ngày chào đời. Chính vì vậy mẹ nên vận động nhẹ nhàng hoặc tập một số bài tập yoga để cơ thể có sức dẻo dai, chuẩn bị cho ngày sinh nở dễ dàng hơn.
Mẹ cũng cần theo dõi kĩ cử động của thai nhi mỗi ngày thông qua việc đếm số lần thai máy nhằm đảm bảo an toàn cho đến ngày em bé chào đời.
Cuối cùng, mẹ nhớ chuẩn bị giỏ đồ đi sinh cũng như kiểm tra các giấy tờ, nơi mẹ đăng kí sinh như một cách sẵn sàng ngay khi có các dấu hiệu sinh.
Xem thêm:
- Thai 36 tuần đau bụng lâm râm có phải dấu hiệu chuyển dạ?
- Bầu 36 tuần: Thai nhi mất lớp bã nhờn bao phủ và chuẩn bị chào đời
- Cân nặng của thai nhi: Cảnh báo thừa và thiếu cân khi nào?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!