Thai 36 tuần gò cứng bụng có phải dấu hiệu sắp lâm bồn hay chỉ là cơn đau giả đánh lừa mẹ bầu?

Các cơn gò cứng bụng là biểu hiện bình thường của mẹ bầu mang thai 36 tuần. Nhưng quan trọng là tần suất cơn gò thế nào, cường độ đau ra sao, có kèm ra máu không… Cách tốt nhất để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con là đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra rồi chẩn đoán.

Thai 36 tuần gò cứng bụng có phải dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh? Nếu thai 36 gò cứng bụng đi kèm với các dấu hiệu như mức độ đau ngày càng dữ dội, tần suất cơn gò cứng bụng từ 5-10 phút, chảy máu âm đạo, đau lưng, chuột rút... Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu sắp sinh và hãy đến bệnh viện ngay. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Những thay đổi trong cơ thể mẹ khi thai 36 tuần
  • Thai 36 tuần gò cứng bụng có phải là dấu hiệu sắp sinh?
  • Mẹ phải làm gì khi thai 36 tuần gò cứng bụng?
  • Một số cách giúp mẹ dễ chịu hơn khi thai 36 tuần gò nhiều

Những thay đổi trong cơ thể mẹ khi thai 36 tuần

Mẹ bước sang tuần thứ 36 của thai kỳ sẽ có nhiều thay đổi. Cân nặng của mẹ tăng từ  11-15kg. Vì vậy, việc đi lại của mẹ ngày càng nặng nề. Mẹ bầu 36 tuần mệt mỏi muốn khắc phục tình trạng ‘khó ăn” thì nên chia nhỏ bữa chính thành nhiều bữa phụ.

Có thể bạn chưa biết:

Thai gò nhiều có sao không và 6 kiểu thai gò mẹ nên biết cách phân biệt

Cơn gò braxton hicks khác với cơn gò chuyển dạ thật như thế nào?

Mẹ ngày càng nặng nề khi ở tuần thai 36

Tuần thai 36, mẹ bầu giảm hẳn chứng ợ nóng và cảm thấy dễ chịu hơn. Vì lúc này, thai nhi đã dần tụt xuống phía dưới để chuẩn bị cho sự chào đời sắp tới. Nhưng khi đó mẹ lại gặp khó khăn ở vùng bụng dưới nhiều hơn. Mẹ bầu khó khăn trong việc đi lại và thường xuyên đi tiểu.

Đặc biệt, mang thai ở tuần 36 mẹ bầu phải đón nhận những cơn đau chuyển dạ giả có thể đến bất cứ khi nào.

Tuần thai 36 đã xuất hiện các cơn chuyển dạ giả

Thai 36 tuần gò cứng bụng có phải là dấu hiệu sắp sinh?

Với những cơn chuyển dạ giả thì mẹ không cần quá lo lắng. Bởi chúng nhanh đến và cũng nhanh đi. Tuy nhiên, trường hợp thai 36 tuần gò cứng bụng thì mẹ bầu không được xem nhẹ. Mẹ cần phải theo dõi các dấu hiệu đi kèm mới có thể đưa ra kết luận cuối cùng.

Nếu thai 36 gò cứng bụng đi kèm với các dấu hiệu như mức độ đau ngày càng dữ dội, tần suất cơn gò cứng bụng từ 5-10 phút, chảy máu âm đạo, đau lưng, chuột rút... Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu sắp sinh và hãy đến bệnh viện ngay.

Còn khi thai nhi gò cứng bụng mà không thấy đau bụng thì gọi là cơn gò chỉnh thai nhi. Nó giúp thai nhi điều chỉnh sang ngôi thai thuận và dễ dàng hơn khi sinh thường.

Tùy theo dấu hiệu đi kèm mà kết luận là dọa sinh hay chỉ là chuyển dạ giả

Dấu hiệu của cơn chuyển dạ thực sự

  • Các cơn co tử cung mạnh và đều: Cơn co tử cung được xem là động lực của cuộc chuyển dạ:
  • Mới đầu, mẹ bầu sẽ có cảm giác đau vùng lưng, sau đó chuyển dần ra phía trước bụng và đau lan từ đáy tử cung xuống dưới.
  • Những cơn co tử cung này sẽ xuất hiện đều đặn, có chu kỳ và mạnh dần, mỗi cơn co sẽ làm bạn thấy bụng co cứng, cảm giác đau tăng dần.
  • Trong 10 phút sẽ có khoảng 2 cơn co, thời gian cơn co tử cung ngày càng kéo dài (> 25 giây), trong khoảng 1-2 giờ, sau đó tăng dần về tần số và cường độ.
  • Có máu trong dịch âm đạo:
  • Nếu thấy dịch âm đạo xuất hiện màu hồng, nâu hoặc hơi có máu, bạn đừng quá lo lắng vì đây là dấu hiệu xóa mở cổ tử cung.
  • Nếu máu âm đạo ra nhiều, đỏ tươi bạn nên đến ngay bệnh viện kể cả khi chưa đau bụng nhiều vì đó có thể là dấu hiệu nguy hiểm cho bạn và bé.

Mẹ phải làm gì khi thai 36 tuần gò cứng bụng?

Các cơn gò cứng bụng là biểu hiện bình thường của mẹ bầu mang thai 36 tuần. Nhưng quan trọng là tần suất cơn gò thế nào, cường độ đau ra sao, có kèm ra máu không… Cách tốt nhất để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con là đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra rồi chẩn đoán.

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên hạn chế chạm vào nhũ hoa hay xoa bụng. Bố mẹ cũng kiêng kỵ luôn chuyện quan hệ tình dục. Đồng thời, mẹ làm bất cứ việc gì cũng cần cẩn thận và nhẹ nhàng, tránh những va chạm mạnh vào bụng.

Bắt đầu từ tuần thai 36 trở đi, mẹ bầu cũng cần đi khám 1 lần/1 tuần. Bác sĩ sẽ sớm phát hiện những bất thường và có thể mổ lấy thai khi cần thiết. Còn nếu mẹ và bé đều khỏe thì chờ ngày lâm bồn thôi đúng không nào.

Mẹ nên đi khám bác sĩ khi thai 36 tuần gò cứng bụng

Khám phá thêm:

Dấu hiệu chuyển dạ thật và giả! Chuyển dạ giả cách chuyển dạ thật bao lâu?

Những dấu hiệu sắp sinh cực chính xác báo hiệu mẹ bầu sắp đến ngày lâm bồn

Một số cách giúp mẹ dễ chịu hơn với những cơn gò cứng bụng trong tuần thai 36

Mẹ cần biết một số biện pháp làm cho những cơn gò tử cung ở tuần thai 36 trở nên dễ chịu hơn. Cùng theo dõi và thực hiện theo nhé!

Cơn gò tử cung khi chuyển dạ khiến mẹ bầu đau đớn và khó chịu. Mẹ có thể sử dụng thuốc hay không để giảm bớt sự đau đớn về thể xác này. Mẹ có thể tham khảo một số biện pháp không dùng thuốc khi mẹ thật sự chuyển dạ như:

  • Đi bộ hay thay đổi vị trí.
  • Hãy tắm vòi sen hay bồn tắm.
  • Ngồi thiền.
  • Nghe nhạc.
  • Massage nhẹ nhàng.
  •  Tập yoga.
  • Tạm quên đi cơn đau bằng cách chơi game, xem phim.

Còn khi đã chuyển dạ thật sự thì mẹ có thể dùng thuốc là gây tê giảm đau. Mẹ bầu sẽ không còn cảm giác đau đớn và sự co thắt. Những cách này cũng làm mẹ mất đi cảm giác rặn sinh.

Thai 36 tuần gò cứng bụng là hiện tượng thường gặp nhưng các mẹ chớ có chủ quan. Bởi chỉ bỏ qua một dấu hiệu bất thường và đến bệnh viện muốn sẽ có thể phải trả giá bằng tính mạng của hai mẹ con.

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Nguyenthi Huyen