Thai 29 tuần đã quay đầu chưa và những điều mẹ bầu cần biết

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trong quá trình mang thai, việc thai nhi quay đầu là một dấu mốc quan trọng. Vậy thai 29 tuần đã quay đầu chưa? Dấu hiệu thai nhi quay đầu là gì? Và nếu thai chưa quay đầu, mẹ có thể làm gì để ngôi thai thuận lợi cho việc sinh nở? Cùng tìm hiểu trong bài viết này các mẹ nhé!

Giải đáp thắc mắc thai 29 tuần đã quay đầu chưa?

Theo các bác sĩ, thời điểm thai nhi quay đầu phụ thuộc khá nhiều vào số lần mẹ mang thai. Với những mẹ mang thai con đầu lòng, các bé thường quay đầu sớm hơn ở tuần 30 - 35. Còn những chị em từng làm mẹ thì em bé thường đến gần cuối thai kỳ mới chịu quay đầu. Nhưng vẫn có không ít trường hợp ngôi thai thay đổi sớm hoặc muộn hơn so với thời gian dự tính.

Để biết chính xác thai đã quay đầu chưa, mẹ nên đi siêu âm

Thai 29 tuần đã quay đầu chưa? Một nghiên cứu chỉ ra rằng, có hơn 80% bà mẹ Việt Nam bắt đầu xoay ngôi thai từ tuần 28 – 29. 20% còn lại sẽ thường là quay đầu trễ hơn.

Thậm chí, nếu thai nhi phát triển khỏe mạnh và điều kiện không gian trong bụng mẹ hoàn hảo thì em bé có thể quay đầu từ tháng thứ 5 và ổn định đến lúc chào đời. Vì vậy, nếu thai nhi 26 tuần đã quay đầu mẹ cũng không cần lo lắng nhé!

Mẹ không cần lo lắng nếu bé quay đầu sớm

Dấu hiệu nhận biết thai nhi quay đầu

Thông qua cách cảm nhận những thay đổi quanh bụng, mẹ sẽ biết được thai nhi 28 tuần đã quay đầu chưa. Mẹ có thể dự đoán ngôi thai  dựa trên vị trí thai máy, các hoạt động cử động tay, chân của thai nhi trong bụng mẹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu như các cú đạp thường xuyên xuất hiện ở vùng bụng dưới thì khả năng là bé vẫn chưa xoay đầu. Còn mẹ thấy nặng bụng dưới, bụng nhọn hơn chứ không căng tròn, các cú đá nằm gần vùng rốn hơn thì đó là dấu hiệu thai nhi quay đầu.

Tuy nhiên, mẹ nên đi siêu âm để có kết quả chính xác thai 29 tuần đã quay đầu chưa. Vì nếu ngôi thai thuận thì mẹ có thể yên tâm, nhưng thai ngôi ngang hay ngôi mông sẽ cần kiểm tra chính xác để bác sĩ có phương hướng sinh phù hợp.

Thai nhi quay đầu sớm có phải là dấu hiệu của sinh sớm?

Khi em bé quay đầu thì không lâu nữa mẹ sẽ chuyển dạ sinh con. Tuy nhiên, không có nghĩa là thai nhi quay đầu sớm tức là mẹ sẽ sinh sớm. Theo các Bác sĩ, thời điểm em bé chào đời phụ thuộc vào rất nhiều dấu hiệu chuyển dạ khác. Chẳng hạn như mẹ đau thắt lưng nhiều hơn, rỉ ối, phù nề, ra dịch màu hồng, thường xuyên gò cứng bụng… Khi đó mẹ cần đến bệnh viện ngay lập tức.

Làm gì khi thai nhi không quay đầu?

Nếu thai nhi không quay đầu, hoặc quay đầu nhưng phần gáy quay về cột sống của mẹ, thì mẹ có nguy cơ chuyển dạ kéo dài, cảm giác đau lưng dữ dội, sinh mổ,… Để thai nhi quay đầu thuận lợi, tránh các tư thế thai ngôi ngược hay ngôi sau, các mẹ bầu nên áp dụng một số lời khuyên:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đặt đầu gối thấp hơn hông

Vào thời điểm thai nhi quay đầu, mẹ cần lưu ý đến các loại ghế mà mình ngồi. Hãy luôn đảm bảo rằng đầu gối ở vị trí thấp hơn hông.

Mẹ nên mua ghế tựa dành cho bà bầu

Bò 4 chân 10 phút mỗi ngày

Lau sàn nhà sẽ giúp cho quá trình chuyển dạ trở nên dễ dàng hơn. Vì khi bạn lau sàn ở tư thế bò, gáy của bé sẽ dần dịch chuyển về phía bụng, thay vì “dính” vào cột sống của mẹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nằm nghiêng

Bác sĩ khuyến khích mẹ bầu nên nằm nghiêng bên trái để tăng tuần hoàn máu, giúp bé dễ xoay người hơn.

Không nên ngồi nhiều

Mẹ nên thường xuyên giải lao và tìm cách đi lại để vận động.

Giơ chân lên cao

Từ tuần 30, mẹ hãy nằm ở tư thế giơ chân lên cao, cơ thể mẹ ở vị trí dốc xuống đầu để giúp thai nhi quay đầu dễ dàng. Tư thế này mẹ nên thực hành 3 lần/ngày, lúc bụng đói để tránh bị trào ngược dạ dày.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tập thể dục

Các bài tập hông giúp mẹ sinh dễ hơn. Với những mẹ bầu ngôi thai không thuận, tập thể dục giúp ngôi thai xoay chuyển.

Bài tập với đầu gối – ngực

Từ tuần 30-37 thai kỳ, bà bầu có thể áp dụng bài tập này 2 lần/ ngày, mỗi lần khoảng 5-15 phút. Mẹ chỉ cần đứng thẳng lưng sau đó đứng lên, ngồi xuống cho đầu gối sát vào ngực. Động tác này giúp thai nhi lộn nhào để quay về đúng vị trí sinh nở.

Bơi lội

Việc mẹ bơi lội sẽ giúp em bé xoay chuyển trong bụng và dễ vào vị trí thuận ngôi.

Bài viết này vừa giải đáp đến các Mẹ mối băn khoăn thai 29 tuần đã quay đầu chưa. Đồng thời chỉ ra một số cách để bé quay đầu, giúp việc sinh nở nhẹ nhàng hơn. Chúc các Mẹ bầu luôn khỏe mạnh, đón chào thiên thần nhỏ chào đời bình an nhé!

Xem thêm: 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Nguyenthi Huyen