Thai 16 tuần bị ra máu là dấu hiệu cho thấy sự bất ổn với sức khỏe mẹ bầu. Trong giai đoạn thai kỳ, việc ra máu âm đạo có thể dẫn đến nhiều nguy hiểm. Vì thế, mẹ bầu nên hết sức cẩn thận về điều này.
Những biểu hiện khi thai 16 tuần bị ra máu mẹ bầu cần biết
Rỉ máu
Vào tuần 16 của thai kỳ, mẹ bầu có thể bị rỉ máu. Máu xuất hiện thành một vệt dưới đáy quần lót với màu nhạt. Mặc dù lượng máu ra ít, không đủ làm ướt màng thấm của quần nhưng đây vẫn là dấu hiệu của hiện tưởng dọa sảy thai. Tốt nhất, bạn nên đến bác sĩ để siêu âm theo dõi tình trạng sức khỏe thai nhi.
Chảy máu
Thai 16 tuần bị chảy máu với lượng nhiều hoặc đi tiểu ra máu là tình trạng đặc biệt nghiêm trọng. Lúc này, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ phụ sản. Bạn nên để ý màu sắc của máu và tần suất chảy máu để thông báo đến bác sĩ. Những thông tin này sẽ giúp chuyên gia chẩn đoán chính xác tình trạng của mẹ và em bé.
Chị em lưu ý rằng, nếu xuất hiệu máu đông hoặc khối mô chảy ra từ âm đạo và bị đau lúc chảy máu, bạn nên di chuyển một cách cẩn thận.
Thai 16 tuần ra máu có nguy hiểm không?
Tình trạng ra máu khi thai được 16 tuần tuổi là điều xảy ra ở một số mẹ bầu. Theo chia sẻ từ bác sĩ phụ khoa, vào giai đoạn này, phụ nữ thường bị thay đổi hormone. Do đó, dịch âm đạo cũng sẽ nhiều hơn.
Thông thường, loại dịch này có màu trắng và không mùi. Tuy nhiên ở tuần 16 của thai kỳ, do lượng máu tăng lên, di chuyển về phía cổ tử cung nên khiến vùng kín trở nên nhạy cảm. Khi ấy, dịch tiết ra sẽ có màu nâu.
Khi phát hiện tình trạng này, mẹ bầu không nên quá hoang mang. Bạn nên vệ sinh vùng kín để không bị ẩm ướt gây khó chịu. Sau đó, mẹ cần theo dõi tình hình. Nếu việc ra máu hoặc dịch nâu kéo dài kèm theo mùi hôi, ngứa ngáy, mẹ cần lưu ý bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những bất ổn.
Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị chảy máu vào tuần 16 của thai kỳ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu ở mẹ bầu. Một trong số đó là dọa sảy thai hoặc thai chết lưu. Ngoài ra, còn các lý do khác như:
- Viêm nhiễm phụ khoa vùng kín
- Mắc bệnh lây qua đường tình dục
- Nhau thai nằm ở vị trí bất thường
- Bị nhau tiền đạo, nhau bong non
- Giãn tĩnh mạch âm đạo
- Nguy cơ chuyển dạ sớm và sinh non
- Ung thư cổ tử cung
Trên đây là những vấn đề nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, bạn đừng nên chủ quan khi gặp tình trạng thai 16 tuần bị ra máu.
Để hạn chế tình trạng ra máu khi mang thai 16 tuần, mẹ bầu cần làm gì?
Trong giai đoạn thai kỳ, bạn cần chú ý đến chế độ sinh hoạt và ăn uống để đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Không vận động mạnh, tập thể dục quá sức
Khi mang thai, mẹ bầu vẫn có thể tập thể dục đều đặn. Tuy nhiên, bác sĩ khuyên rằng bạn chỉ nên tập nhẹ nhàng. Chị em nên tránh các bài tập nặng. Ngoài ra, bạn cũng không nên vận động quá mạnh để tránh ảnh hưởng thai nhi.
Giữ tâm trạng thoải mái, nghỉ ngơi đầy đủ
Tâm lý của mẹ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, bạn nên giữ tâm trạng thoải mái. Mẹ bầu cần dành thời gian để nghỉ ngơi đầy đủ mỗi ngày. Căng thẳng quá độ sẽ dễ dẫn đến tình trạng sảy thai, sinh non…
Gác chân lên cao
Mẹ bầu có thể giữ cho chân thoải mái bằng cách ngồi trên giường hoặc gác chân lên gối. Hành động này giúp cho máu tuần hoàn tốt hơn và không chịu áp lực lớn.
Giữ vệ sinh vùng kín
Mẹ bầu cần giữ vùng kín sạch sẽ và khô thoáng. Điều này sẽ giúp tránh bị viêm nhiễm các bệnh phụ khoa.
Khám thai định kỳ
Nhằm đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé, bạn nên định kỳ đến gặp bác sĩ để thăm khám. Như vậy, bác sĩ có thể sớm phát hiện các dấu hiệu bất ổn và có phương pháp điều trị kịp thời.
Tình trạng chảy máu khi mang thai báo động những bất ổn với sức khỏe mẹ bầu và em bé. Do đó, các mẹ nên chú ý giữ gìn sức khỏe và thăm khám thường xuyên.
Xem thêm:
- Những lưu ý khi mang thai bị chảy máu cho mẹ bầu
- Cảnh báo dấu hiệu bất thường khi máu bào thai ra nhiều như máu kinh
- Ra máu sau khi mổ thai ngoài tử cung có nguy hiểm không?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!