Tê tay khi mang thai tháng cuối - Nguyên nhân và cách điều trị cho thai phụ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tê tay khi mang thai tháng cuối khiến mẹ bầu vô cùng khó chịu và không thoải mái trong cuộc sống hàng ngày. Nguyên nhân của tình trạng này là gì và hướng xử lý ra sao? 

Nguyên nhân khiến bà bầu tê tay khi mang thai tháng cuối

Trong thời gian thai kỳ, mẹ bầu sẽ trải qua khá nhiều điều không thoải mái và thậm chí khó chịu khi cơ thể thay đổi. Đặc biệt là từ tuần 28, thai phụ chính thức bước qua tam cá nguyệt thứ ba, và những tháng cuối mẹ bầu bị tê tay có thể xảy ra.

Hiện tượng bà bầu tê tay khi mang thai tháng cuối là do lúc này thai nhi phát triển rất nhanh và lớn khiến thai phụ cũng tăng cân. Đồng thời thai to sẽ chèn ép các mạch máu làm việc tuần hoàn máu khó khăn khiến chân tay dễ bị tê mỏi.

Ngoài ra, 31-62% chị em có thể mắc phải hội chứng ống cổ tay khi mang thai. Nguyên nhân bao gồm giữ nước, tăng cân và dao động nội tiết tố trong thai kỳ. Tuy nhiên nếu mẹ gặp phải hội chứng ống cổ tay ở những lần mang thai trước, các triệu chứng có thể xuất hiện sớm hơn.

Mẹ bầu có thể gặp các triệu chứng ở một hoặc cả hai tay, nhưng các triệu chứng thường mạnh hơn ở bàn tay mẹ sử dụng nhiều hơn. Với hội chứng ống cổ tay, các triệu chứng sẽ như sau:

  • Tê ở ngón tay, đặc biệt là ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa
  • Có cảm giác như bị kim ghim và kim đâm vào ngón tay và bàn tay
  • Gặp khó khăn trong việc cầm nắm đồ vật
  • Cảm giác nóng rát ở tay, cổ tay và cánh tay
  • Sưng ở bàn tay và ngón tay
  • Đau ở tay, cổ tay và ngón tay
  • Tình trạng đau cũng có thể lan tỏa ở vai, cổ và cánh tay

Các phương pháp giảm tình trạng tê tay khi mang thai tháng cuối

Hầu hết tình trạng tê tay hay hội chứng ống cổ tay sẽ tự biến mất sau khi sinh, giống như chứng phù nề. Dù vậy, có một số ít trường hợp có thể vẫn bị đau sau khi em bé chào đời. Khi đó, thai phụ có thể được chỉ định thực hiện tiểu phẫu đơn giản để làm giảm áp lực cho các dây thần kinh ở cổ tay. Trong thời gian đó, hãy thực hiện những cách này để giảm bớt tình trạng tê tay hay chân khi mang thai.

Thay đổi tư thế

Làm việc văn phòng phải ngồi nhiều và làm việc thường xuyên với máy tính có thể khiến tình trạng này khó chịu hơn. Khoảng 45-60 phút, mẹ bầu hãy thường xuyên đứng lên đi lại, vận động các khớp tay, chân. Ngoài ra, kê cao chân lúc ngồi cũng giúp thư giãn khớp chân, tay, giảm chứng tê nhức.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sử dụng túi chườm

Chườm lạnh cũng là một phương cách hiệu quả để giảm tình trạng mẹ bầu bị tê nhức tay. Lưu ý rằng chỉ chườm lạnh, không chườm nóng vì sẽ làm tình trạng nặng thêm. Hoặc ngâm tay vào chậu nước với vài giọt tinh dầu vừa giúp giảm tê nhức tay mà còn giúp thư giãn hiệu quả.

Nẹp cổ tay

Với hội chứng ống cổ tay, thai phụ có thể nẹp cổ tay để giữ cổ tay lại nếu phải làm các công việc lặp đi lặp lại, hoặc đeo dây nẹp cổ tay để làm giảm triệu chứng đau vào ban đêm.

Ngủ đúng tư thế

Chúng ta đôi khi ngủ rất thích để tay dưới đầu hay gối. Điều này tuyệt đối không nên làm khi bị tê tay khi mang thai. Hãy nằm ngủ ở tư thế nghiêng bên trái và thay đổi tư thế nếu cảm thấy tê nhức. Kê chân cao trong lúc ngủ cũng giúp giảm tê và nhức chân.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý 

Bổ sung nhiều thực phẩm giàu canxi và magie như sữa, tôm, cua, cá…Thiếu vitamin B6 và các vitamin nhóm B khác cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng tê tay khi mang thai. Do đó, hãy thêm các thực phẩm để bổ sung các loại vitamin này. Uống đủ nước và ăn nhiều chất xơ cũng góp phần bảo vệ các tĩnh mạch. Uống nhiều nước và ăn nhiều rau cũng là chế độ ăn uống lành mạnh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tham khảo thêm ý kiến bác sĩ nếu cần phải uống bổ sung viên canxi hay vitamin khoáng chất.

Luyện tập xoa bóp tay giảm tê nhức

  • Dùng một tay nắm lấy cổ tay và xoa bóp bằng chuyển động tròn. 
  • Nhẹ nhàng duỗi thẳng tay và cánh tay. Không thực hiện quá sức để tránh làm tổn thương ống cổ tay.
  • Nhờ người thân nhẹ nhàng xoa bóp bàn tay và cổ tay, di chuyển về phía nách, sau đó tiến đến vai, cổ và lưng trên.

Thời gian cuối của thai kỳ sẽ khiến mẹ luôn lo lắng và bồn chồn mong đợi con chào đời. Việc bị tê tay sẽ lại càng làm tăng thêm nỗi lo cho chị em phụ nữ. Hãy hỏi tư vấn của bác sĩ trong các trường hợp để bình tĩnh mẹ nhé.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

mInH.tHu