Tay mất lực có thể xảy ra với mọi đối tượng, đặc biệt là mẹ sau sinh. Mẹ nên làm gì khi bị hiện tượng này? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết cách cải thiện tình hình bệnh cho mẹ.
Tay mất lực là bệnh gì, có nguy hiểm không?
Cánh tay bị mất lực, hay còn gọi là tình trạng yếu cơ có thể diễn ra ở tình trạng nhẹ hoặc nghiêm trọng. Đây được xem là triệu chứng phổ biến của các bệnh về thần kinh, thường gặp ở nhiều đối tượng.
Một trong những dấu hiệu của bệnh là cảm thấy tay khó cử động, khó thao tác kể cả những hoạt động thường ngày không cần tốn nhiều sức.
Theo các chuyên gia, tình trạng mất lực này có thể còn là dấu hiệu của đột quỵ. 80% người bệnh sẽ có biểu hiện “cơn thiếu máu não thoáng qua”.
Đầu tiên bệnh nhân có cảm giác tê yếu tay chân thoáng qua, tê yếu một bên tay chân cùng bên nửa người thoáng qua, cơn mờ mắt thoáng qua, nói khó, mất kiểm soát tay chân thoáng qua.
Đây là biểu hiện đầu tiên của người bị đột quỵ, nhưng vì thoáng qua nên không ai để ý, tới khi phát bệnh thì đã muộn.
Cánh tay mất lực sau sinh, mẹ bỉm sữa cần hết sức cẩn thận
Phụ nữ sau sinh dễ gặp phải tình trạng này. Mất cảm giác ở cánh tay, tê nhức khó chịu. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Mẹ bỉm sữa bị hội chứng ống cổ tay
Nguyên nhân là do chất lỏng tích tụ ở các mô cổ tay khiến dây thần kinh chạy xuống vị trí bàn tay và ngón tay bị chèn ép, gây tê tay. Ngoài ra, khi bị hội chứng ống cổ tay, mẹ sau sinh sẽ cảm thấy khó cầm nắm đồ vật và di chuyển ngón tay hơn bình thường.
Nếu đã từng mắc hội chứng ống cổ tay trước đây thì rất có khả năng ở những lần mang thai tiếp theo bạn cũng sẽ gặp phải tình trạng này, thậm chí nhiều trường hợp còn có diễn biến nặng hơn sau khi sinh.
Bàn tay thường sử dụng nhiều hơn sẽ có nguy cơ ảnh hưởng cao hơn, nhất là ngón trỏ và ngón giữa. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo vì các triệu chứng này sẽ biến mất sau khi sinh khoảng 3 – 4 tháng.
Mẹ sau sinh bị huyết áp thấp
Sau khi sinh con, nhiều sản phụ bị tụt huyết áp xuống chỉ còn thấp hơn 90/60mmHg làm cho lưu lượng máu tuần hoàn đi lên não và tới các cơ quan trong cơ thể sẽ giảm sút và gây ra hiện tượng cánh tay tê nhức, mất lực, khó cử động, chóng mặt vã mồ hôi, khó ngủ, đau đầu, mệt mỏi, tim đập nhanh, giảm khả năng tập trung, …
Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác nữa mà mẹ cần theo dõi sát sao. Nếu tình trạng bệnh không thuyên chuyển thì cần đi khám sớm để tránh những rủi ro khó lường.
Nên làm gì khi cánh tay bị mất lực sau sinh?
Tăng cường bổ sung canxi
Canxi là thành phần cấu tạo chủ yếu của khung xương giúp nâng đỡ cơ thể, thiếu canxi đặc biệt ở mẹ sau sinh dễ dẫn đến khả năng đàn hồi của cơ bắp kém, cơ dễ bị mỏi mệt, thể lực yếu kém hoặc là tăng kích thích thần kinh cơ.
Mặc dù những phụ nữ đã bổ sung đầy đủ canxi trong suốt quá trình mang thai thì sau khi sinh vẫn cần tiếp tục bổ sung canxi. Thậm chí hàm lượng canxi bổ sung cho phụ nữ sau sinh còn cao hơn so với lúc mang bầu.
Do đó, mẹ cần ăn bổ sung thêm các thực phẩm:
- Uống sữa và ăn các chế phẩm từ sữa
- Ăn tôm cá đồng, loại nhỏ
- Tăng cường ăn nhiều rau, đặc biệt là rau cải, rau dền
- Uống nước cam và nước yến mạch
- Ăn thêm vừng đen, đậu phụ, các loại cá
Ngoài ra, mẹ có thể uống viên uống bổ sung theo đơn kê của bác sĩ.
Thường xuyên xoa bóp vùng cánh tay
Để dự phòng tích cực và hỗ trợ trị liệu chứng bệnh mất lực cánh tay, mẹ sau sinh nên thực hành một số thao tác xoa bóp sau đây:
Ngoài ra, với mẹ sau sinh, điều quan trọng nhất là bạn cần được ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi thường xuyên. Tránh vì quá tập trung vào việc chăm sóc bé sơ sinh mà quên đi sức khỏe của mình. Nếu có bất kỳ các biểu hiện bất thường nào thì cần đi khám sớm để có hướng điều trị phù hợp.
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách làm rượu nghệ gừng cho mẹ sau sinh sớm lấy lại làn da săn chắc, sáng hồng
- Chế độ ăn cho mẹ sau sinh để lợi sữa cho con mà mẹ vẫn thon thả
- Thực dưỡng cho mẹ sau sinh và lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!