Phương pháp hướng dẫn trẻ tự ngủ nhẹ nhàng không nước mắt

Tập cho bé tự ngủ và ngủ xuyên đêm là một "nghệ thuật" nếu muốn thành công không những đòi hỏi mẹ phải có bí kíp hay mà còn rất cần sự kiên trì, cứng rắn. 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tập cho bé tự ngủ nghe có vẻ khó khăn nhưng thực ra lại không phải vậy. Mẹ nên tạo cho bé thói quen đi ngủ phù hợp, duy trì môi trường ngủ lý tưởng cho bé và áp dụng 1 số phương pháp như 4S, 5S…

Nội dung bài viết:

  • Khi nào trẻ sơ sinh sẽ ngủ xuyên đêm?
  • Tập cho trẻ sơ sinh tự ngủ xuyên đêm như thế nào?
  • Phương pháp 4S, 5S khi tập cho bé tự ngủ

Khi nào trẻ sơ sinh sẽ ngủ xuyên đêm?

Tập cho con ngủ như thế nào mẹ nhàn con khoẻ?

Trẻ sơ sinh sẽ ngủ qua đêm sau khi được ba tháng tuổi. Ngủ qua đêm có nghĩa là em bé sẽ ngủ ít nhất sáu giờ liên tục mà không thức dậy. Thông thường, một em bé ở độ tuổi này sẽ thức dậy ít nhất hai lần trong đêm, có thể là để ăn hoặc vì bé làm bẩn tã. Khi bé lớn hơn, số giờ ngủ xuyên đêm có thể tăng lên.

Xem thêm

Mẹ hiện đại chăm con nhàn tênh với phương pháp luyện ngủ EASY

Cần lưu ý rằng không phải tất cả các em bé sơ sinh đều giống nhau vì vậy việc bé ngủ qua đêm là khác nhau. Một số trẻ sơ sinh trung bình khoảng năm giờ ngủ liên tục trong khi một số trẻ có thể lên đến tám giờ. Tuy nhiên, 80% trẻ sơ sinh có thể luyện ngủ qua đêm, trung bình khoảng 11 giờ, đến khi bé được chín tháng tuổi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tập cho con ngủ xuyên đêm như thế nào?

Cha mẹ có thể tập tự ngủ cho bé và luyện ngủ xuyên đêm ngay từ khi bé mới chào đời hoặc khi bé được 1 tháng tuổi.

Đặt ra một thói quen đi ngủ phù hợp (Sleep Routine)

Điều này đảm bảo rằng em bé đã sẵn sàng cho giấc ngủ đêm. Một số hoạt động làm rất tốt trước khi đi ngủ như tắm, đọc, hát và nghe nhạc nhẹ. Bạn thiết lập hoạt động và thời lượng chính xác trong cùng một thời gian mỗi ngày. Tuy nhiên đừng kéo dài ngay cả khi em bé dường như đang tận hưởng nó. Nó giúp em bé thiết lập một thói quen định sẵn trước khi đi ngủ.

Duy trì môi trường đi ngủ lý tưởng

Bằng cách tạo môi trường trong phòng ngủ của bé thật nhẹ nhàng và êm dịu.

  • Rèm cửa sổ để làm cho căn phòng có cảm giác tối hơn và cũng để cách âm âm thanh từ bên ngoài.
  • Bật đèn ngủ mờ.
  • Các chuyên gia cũng khuyên bạn nên nói chuyện nhẹ nhàng hơn với bé trước khi đi ngủ. Điều đó sẽ giúp bé cảm thấy ổn định trong đêm.

Cho bé đi ngủ khi bé buồn ngủ nhưng vẫn tỉnh táo

Đừng đợi em bé ngủ trong vòng tay của bạn trước khi bạn đặt bé lên giường. Điều này sẽ giúp trẻ sơ sinh liên kết giấc ngủ đêm của mình với giường cũi, giúp bé ngủ ngon hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm

Giúp bé ngủ ngon hơn bằng việc chăm bé ban đêm thay vì luyện ngủ

Tập cho con tự ngủ thế nào để nhẹ nhàng không nước mắt – Phương pháp 4S, 5S

Tập cho con ngủ

Phương pháp 4S

4S áp dụng với bé sơ sinh của tác giả Tracy Hogg. Được nói đến nhiều nhất trong cuốn sách “Baby Whisperer”. Cuốn sách về nuôi dạy trẻ em thuộc top bán chạy nhất hành tinh! Và đây là tóm tắt ý chính của phương pháp này:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • S1: Tạo thủ tục đi ngủ (sleep routine). Một nhóm các hoạt động giống nhau lặp đi lặp lại trước mỗi lần đi ngủ. Kéo dài từ 10-20 phút.
  • S2: Quấn bé. Đây là việc ra tín hiệu đi ngủ cho bé.
  • S3: Sitting – Ngồi yên tĩnh, bế bé trong phòng tối. Tạo sự chuyển giao giờ thức và giờ ngủ.
  • S4: Kỹ thuật Shh/pat. Kèm hoặc không kèm ti giả.

Phương pháp 5S giúp bé giảm quấy khóc

Tập cho con ngủ – Phương pháp 5S

5S là nền tảng giúp tập bé tự ngủ từ đầu, là chìa khóa cho ngủ đủ và ngủ có chất lượng ở trẻ sơ sinh. Phương pháp này điều trị và khắc phục các triệu chứng cáu gắt ở trẻ sơ sinh. Giúp trẻ trấn an từ đó đi vào giấc ngủ.

Swaddling (Quấn tã)

Bước “S” này chỉ việc quấn em bé bằng một tấm vải mỏng với hai tay ở bên trong, dọc theo thân. Cách quấn tã cho trẻ phù hợp là cho phép chân chuyển động nhưng hạn chế cánh tay khua khoắng. Tã được quấn chặt vừa đủ để không làm ảnh hưởng đến việc thở của trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Stomach or side position (Nằm ngửa hoặc nghiêng một bên)

Sau khi được quấn tã, đây là tư thế nằm giúp bé cảm thấy thoải mái. Bố mẹ có thể vuốt nhẹ nhàng vào lưng hoặc hai bên sườn của bé. Không bao giờ để bé nằm sấp khi ngủ để ngăn ngừa nghẹt thở.

Shush (Làm em bé im lặng)

Hãy “bật” to một âm thanh nào đó lên khi bé khóc, và giảm dần nếu bạn nhận thấy bé đã bình tĩnh. Một số em bé nín khóc khi nghe tiếng máy sấy tóc, tiếng nước chảy… Hoặc đơn giản là ghé sát tai của trẻ và hát một giai điệu quen thuộc cho đến khi bé ngủ.

Swing (Đung đưa)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhịp độ di chuyển nhẹ nhàng luôn có tác dụng khiến bé ngưng khóc hiệu quả, nhất là khi kết hợp với các bước “S” khác. Để làm điều này, bạn hãy ôm con đưa qua đưa lại hoặc bế con di chuyển trong phòng cho đến khi bé được thư giãn hoặc ngủ.

Suck (Mút, bú)

Cho bé ngậm ti giả hoặc bú mẹ, mút ngón tay cái… sẽ giúp bé cảm thấy bình tĩnh hơn. Động tác mút, bú như một phản xạ nhẹ nhàng cho bé và khuyến khích bé chìm vào giấc ngủ.

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh luôn là điều ba mẹ đau đầu, bên cạnh 2 phương pháp tập cho bé tự ngủ là 4S và 5S, ba mẹ có thể tham khảo các phương pháp khác như Cry It Out, Put Up Put Down… Cơ sở của các phương pháp này đều là tạo cho bé thói quen khi ngủ, tuân theo 1 trình tự nhất định khi cho bé đi ngủ và tạo cho con khả năng tự vỗ về bản thân trong lúc ngủ. Trước khi áp dụng bất cứ phương pháp nào, ba mẹ cũng nên tìm hiểu thật kỹ và áp dụng 1 cách linh hoạt, hợp lý cho bé yêu.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ngocanh