Tập cho bé ăn dặm lần đầu tiên - 6 nguyên tắc mẹ cần ghi nhớ

Các nhà nghiên cứu về nhi khoa cho rằng thời điểm tối ưu để cho trẻ ăn dặm là lúc trẻ tròn 6 tháng tuổi. Vì lúc này chức năng tiêu hóa của ruột và khả năng đào thải của thận ở trẻ đã khá hoàn thiện, sẵn sàng cho việc ăn uống ngoài sữa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tập cho bé ăn dặm lần đầu tiên vào lúc nào? Làm thế nào để bé hứng thú, không sợ hãi mỗi khi đến bữa ăn? Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Thời điểm bắt đầu cho bé ăn dặm
  • Chuẩn bị dụng cụ cho bé ăn dặm
  • Mẹ tự chuẩn bị kiến thức về ăn dặm
  • Các nguyên tắc khi cho bé ăn dặm lần đầu
  • Quan sát con khi bé mới tập ăn dặm
  • Xử lý các tình huống bé không hợp tác

1. Thời điểm bắt đầu cho bé ăn dặm

Tập cho bé ăn dặm lần đầu tiên như thế nào?

Theo dõi cân nặng của trẻ

Các nhà nghiên cứu về nhi khoa cho rằng thời điểm tối ưu để cho trẻ ăn dặm là lúc trẻ tròn 6 tháng tuổi. Vì lúc này chức năng tiêu hóa của ruột và khả năng đào thải của thận ở trẻ đã khá hoàn thiện, sẵn sàng cho việc ăn uống ngoài sữa. Mặt khác, nhu cầu các chất khoáng như: sắt, kẽm bắt đầu có thể bị thiếu hụt từ khoảng 6 tháng tuổi nếu không cho bé ăn dặm đúng cách.

Như vậy, khi bé được hơn 5 tháng tuổi, mẹ cần theo dõi sự tăng cân của trẻ sát sao hơn. Bình thường đến thời điểm này bé sẽ tăng khoảng 100g- 150g mỗi tuần. Nếu thấy trẻ tiếp tục tăng cân tốt thì mẹ nên chờ đến tròn 6 tháng tuổi hãy bắt đầu tập ăn cho bé. Nếu trẻ có khuynh hướng chậm phát triển dù đã cho bé bú mẹ tối đa hoặc ăn hết sức thì mẹ nên tập cho bé ăn dặm sớm hơn.

Bạn có thể chưa biết:

Những tác hại nếu cho con ăn dặm quá sớm:

Ăn dặm sớm có thể ảnh hưởng tới thận: Hệ tiêu hóa của những bé chưa đủ tuổi ăn dặm vì còn non yếu, chất nhầy tiết ra không đủ, dịch tiêu hóa cũng chưa ổn định, enzyme amylase (phân cắt tinh bột) chưa thực hiện tốt chức năng… Thận của con phải làm việc quá sức khi bé ăn quá nhiều thực phẩm giàu protein, lipid. Bên cạnh đó là nguy cơ táo bón, đau dạ dày và tiêu chảy cấp.

Nguy cơ nghẹt thở cao: các cơ quan trong cơ thể bé còn quá nhỏ thì chưa phối hợp nhuần nhuyễn, phản xạ nuốt của con chưa cân bằng. Bé sẽ dễ sặc khi uống nước, thực phẩm bị nghẹn lại ở cổ.

Con còn có thể bị dị ứng thức ăn nguy hiểm khi ăn dặm sớm. Bên cạnh đó là giấc ngủ của con bị ảnh hưởng, con ngủ không sâu giấc.

Phát hiện thấy biểu hiện “Mẹ ơi con muốn ăn dặm”

  • Sau khi bú mẹ vẫn khóc và đòi bú thêm hoặc hay thức dậy nửa đêm đòi bú.
  • Đùn lưỡi ra vào nhiều hoặc nhai chóp chép như người lớn
  • Bé tỏ ra thích thú khi nhìn người lớn ăn: Mắt tập trung nhìn người lớn lấy thức ăn, nhai và nuốt thức ăn.
  • Tay chân khua khắng muốn cầm thức ăn

2. Chuẩn bị dụng cụ cho bé ăn dặm

Ăn dặm kiểu Nhật - làm cơm Bento cho bé

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Điều này phụ thuộc vào phương pháp mẹ sẽ định áp dụng cho bé ăn dặm là gì. Nếu ăn dặm theo kiểu truyền thống thì khá đơn giản. Chỉ cần máy xay là quan trọng nhất. Còn nếu ăn dặm kiểu Nhật thì sẽ cầu kỳ hơn.

Nhưng nhìn chung, các mẹ cần phải chuẩn bị những thứ sau:

  • Một chiếc ghế ăn dặm cho bé
  • Nồi nấu bột, dụng cụ chia thức ăn
  • Một bộ dụng cụ tập ăn dặm cho bé như: bát, đĩa nhiều ngăn, muỗng, cốc…
  • Máy xay, rây thức ăn
  • Yếm ăn, khăn xô hoặc khăn ướt để lau miệng cho bé trong quá trình ăn

3. Mẹ tự chuẩn bị kiến thức về ăn dặm

Mẹ nên chuẩn bị cho mình về các kiến thức ăn dặm như thực phẩm nên và không nên theo từng tháng ăn dặm, lượng thức ăn cho mỗi bữa… Hãy đọc và tham khảo các sách ăn dặm của bé như "ăn dặm không nước mắt", "ăn dặm không phải là cuộc chiến" hay "ăn dặm kiểu nhật" để có các nhìn tổng quan về ăn dặm.

4. Các nguyên tắc khi cho bé ăn dặm lần đầu

Dinh dưỡng

Ăn dặm bữa đầu tiên chỉ là bữa phụ cho bé, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho bé tới 12 tháng tuổi.

Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Ngô Thị Oanh - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long, khi cho bé ăn dặm, mẹ cần đảm bảo cân đối 4 nhóm thực phẩm là:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  1. Nhóm chất bột đường: Cung cấp năng lượng cho bé, có thể là khoai, bột yến mạch, gạo tẻ. Đừng trộn nếp vào bột sẽ khiến bé khó ăn.
  2. Nhóm chất đạm: Khi mới tập ăn, mẹ nên cho trẻ ăn thịt lợn, thịt gà, lòng đỏ trứng. Từ 7 tháng bé có thể ăn đa dạng hơn, thịt bò, cá, tôm, cua. 
  3. Nhóm rau củ và trái cây: Bổ sung vitamin và khoáng chất, chất xơ cho trẻ. Chuối tiêu, xoài và đu đủ… cũng có thể thêm vào thực đơn, hỗ trợ hệ miễn dịch và phòng chống bệnh đường ruột.
  4. Nhóm chất béo: Trẻ cần ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật (mỡ gà, mỡ lợn...), với tỷ lệ bằng nhau, xen kẽ các bữa dầu và mỡ.

Thời gian

Để bé có thể hợp tác tốt nhất thì mẹ nên chọn thời gian ăn dặm xa với các cữ bú hàng ngày của bé. Bời vì lúc đó lượng sữa đã được tiêu hóa bé đang cảm giác đói vào thèm ăn. Chắc chắn khả năng hợp tác của bé sẽ tốt hơn.

Nguyên tắc về lượng

Bữa đầu chỉ là tập ăn vì vậy mẹ nên tuần thủ nguyên tắc về lượng chỉ cho bé ăn một lượng nhỏ là 5ml bột ăn dặm tương ứng với khoảng 2-3 thìa café. Số bữa ăn là 1 bữa / ngày. Sau khi bé đã hợp tác và quen dần với lượng thức ăn đầu tiên thì tùy vào khả năng của bé mẹ có thể tăng lên.

Thực đơn cho bé mới ăn dặm

Điều đầu tiên cấm kị trong thực đơn ăn dăm của bé là bột quá đặc. Vì lúc này bé mời chỉ tập ăn chưa quen nên có thể sẽ bị sặc thức ăn dẫn tới nguy hiểm cho bé.

Mẹ có thể lựa chọn những loại rau củ quả với mùi vị thơm ngon chính là thực phẩm lí tưởng cho bữa ăn đầu tiên của bé. Ví dụ như bí đỏ, khoai lang, đậu cove, rau ngót, rau cải chíp. Các loại trái cây mềm như chuối, xoài, bơ phù hợp để cho vào thực đơn ăn dặm cho bé mới bắt đầu.

Bạn có thể chưa biết:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

5. Quan sát con khi bé mới tập ăn dặm

Chỉ cho bé ăn khi bé có nhu cầu

Khi bé thực sự rất thèm ăn với các dấu hiệu như: tóp tép miệng khi thấy người lớn ăn, nhìn theo thức ăn, hoặc khi bé có thể ngồi tốt.

Chú ý thời gian và tâm trạng của bé

Thời gian trong ngày để cho bé tập ăn dặm lần đầu tiên nên bắt đầu từ một bữa sáng vì sau một đêm dài khiến bụng bé đói sẽ thèm ăn hơn, bé sẽ hào hứng hơn. Đừng cho bé ăn dặm khi bé đang bệnh, sốt hay bỏ bú hoặc khi bụng đang no.

Ngoài ra, thời gian cho bé ngồi tập ăn dặm không nên quá 30 phút.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Không quên sự kiên trì

Khi chọn thức ăn cho bé, nếu con không thích phun ra, mẹ nên cho bé thử lại lần khác, không nên bỏ cuộc sẽ dẫn tới việc bé kén thức ăn sau này. Thống kê cho thấy, để trẻ có thể làm quen thức ăn mới, trung bình mẹ có thể phải cho bé thử 5-10 lần. Hãy kiên nhẫn mẹ nhé!

Biết dừng đúng lúc

Mẹ nên quan tâm tới dấu hiệu khi bé đã no như: ngậm miệng lại khi mẹ đưa muỗng đến gần, phun thức ăn hoặc quay mặt đi…

6. Xử lý các tình huống bé không hợp tác

Trong quá trình ăn dặm mẹ sẽ gặp phải các vấn đề như bé không hợp tác, vừa ăn vừa phun đó là việc hết sức bình thường khi bé mới bắt đầu ăn dặm. Vì thế mẹ cần chuẩn bị tinh thần để kiên trì cùng bé tập cho bé quen dần với việc này.

  • Nếu bé phun bỏ thức ăn, dùng tay gạt bỏ hoặc liếm láp xung quanh miệng. Lúc này, mẹ nên dừng lại và chờ đến bữa ăn tiếp theo. Tuyệt đối không ép bé ăn. Vì sẽ làm bé sợ hãi và không muốn tới bữa ăn tiếp theo nữa.
  • Nếu bé bị nghẹn hoặc sặc, điều này thường xảy ra khi lần đầu bé ăn dặm. Mẹ hãy ngừng việc ăn lại kiểm tra tình trạng bột xem đã đủ loãng hay chưa? Đồng thời giảm tốc độ ăn cho bé từ từ và cho bé uống thêm nước nếu cần.
  • Hoặc thậm chí bé có thể sẽ đi lỏng sau lần đầu ăn dặm. Mẹ đừng lo lắng hãy theo dõi bé trong 3 ngày tới nếu bé vẫn bị thì mẹ hay thay đổi thức ăn có thể bé không hợp với nó.

Nguồn thông tin: Ăn dặm ở trẻ: Thế nào là hợp lý? - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ngocanh