Những bí kíp giúp mẹ bầu cải thiện hiệu quả tình trạng táo bón thai kỳ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Táo bón thai kỳ có thể xảy ra trong suốt 9 tháng mang thai, tình trạng này cần được cải thiện càng sớm càng tốt để phòng tránh cho thai nhi nguy cơ suy dinh dưỡng và sinh non.

Vì sao mẹ bầu dễ bị táo bón thai kỳ?

Nhiều mẹ bầu lầm tưởng rằng hiện tượng táo bón chỉ xuất hiện khi thai nhi đã lớn. Nhưng trên thực tế tình trạng này có thể bắt đầu ngay từ khi mẹ bầu mới mang thai và thậm chí kéo dài cho đến khi em bé chào đời. Điều này là do:

  • 3 tháng đầu, mẹ bầu bị mất nước do nôn nghén
  • Ở 3 tháng giữa trở đi, việc bổ sung canxi và sắt cho sự phát triển xương của thai nhi cũng gây ra táo bón
  • 3 tháng cuối, thai nhi ngày càng lớn chiếm chỗ trong ổ bụng, chèn ép thu hẹp không gian của đường tiêu hóa, cũng làm thức ăn di chuyển chậm hơn.

Ngoài ra phụ nữ bị tiểu đường, béo phì, người ít vận động, thói quen ăn uống thiếu cân bằng cũng dễ bị bị "táo" khi mang thai nhiều hơn các chị em khác.

Táo bón thai kỳ có nguy hiểm tới thai nhi không?

Bệnh táo bón là hiện tượng phổ biến khi bạn bắt đầu mang thai và thường sẽ tự hết sau một thời gian sinh nở.

Tuy vậy, nếu không tìm cách cải thiện, tình trạng táo bón khi mang thai này cũng sẽ gây ra khá nhiều phiền toái, ở mức độ nặng có thể ảnh hưởng gián tiếp tới thai nhi.

Cụ thể là:

  • Khiến mẹ bầu luôn trong tình trạng chướng bụng, đầy hơi, khó chịu, mỏi mệt, chán ăn, ăn không tiêu, ợ hơi,...
  • Chứng táo bón có thể khiến mẹ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, bé sinh ra có thể nhẹ cân, còi cọc.
  • Nếu mẹ dùng lực quá mạnh khi đi vệ sinh trong thời gian dài, dễ gây sảy thai, sinh non.
  • Những chất độc hại tích tụ lâu trong ruột không được đào thải ra bên ngoài có thể ngấm vào máu, truyền đến thai nhi, gây hại cho em bé, khiến bé bị dị tật bẩm sinh, hoặc nguy hiểm hơn là thai chết lưu.

Mẹ bầu có nên dùng thuốc không?

Nếu các biện pháp tự nhiên chữa táo bón ở phụ nữ mang thai không hiệu quả, bác sĩ có thể kê toa thuốc nhuận tràng. Loại thuốc này thường nhẹ và an toàn cho phụ nữ mang thai. Bác sĩ có thể cho thuốc mạnh hơn nếu những thuốc nhẹ không hiệu quả.

Tuy nhiên thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ như:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Đau thắt bụng
  • Đầy hơi, chướng bụng
  • Mất nước, nước tiểu sậm màu
  • Mê sảng

Tuy nhiên mẹ bầu nên lưu ý rằng, cần thay đổi chế độ ăn, lối sống trước. Nếu tình hình không cải thiện thì mới nên sử dụng thuốc nhuận tràng theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Chế độ ăn uống và lối sống là 2 yếu tố cơ bản giúp cải thiện tình trạng táo bón khi mang thai 

Nếu bị táo bón thai kỳ, bà bầu có thể và áp dụng ngay các cách về chế độ ăn uống cũng như thay đổi thói quen sinh hoạt theo gợi ý của các chuyên gia sản khoa dưới đây:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chế độ ăn uống dành cho mẹ bầu bị "táo"

Thực phẩm cần kiêng:

  • Các đồ chiên xào, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ
  • Thực phẩm chứa quá nhiều tinh bột
  • Các loại đồ uống trà, cà phê, cola và chất cồn

Thực phẩm nên ăn nhiều: 

  • Uống nhiều nước (2-3l nước mỗi ngày)
  • Các loại rau củ quả, đặc biệt là khoai lang, chuối, cam, súp  lơ xanh, bí ngô, lê, đu đủ, ...
  • Ăn thêm sữa chua

Thay đổi lối sống để cải thiện tình trạng táo bón khi mang thai 

  • Dành thời gian luyện tập đều đặn mỗi ngày sẽ giúp mẹ ngăn ngừa táo bón. Một số động tác Yoga được khuyến khích tập luyện trong thai kỳ sẽ giúp mẹ ngừa chứng táo bón.
  • Không cố nhịn khi muốn đi vệ sinh để tránh bị táo bón và trĩ mẹ nhé.
  • Massage nhẹ nhàng giúp lưu thông khí huyết và tăng cường tiêu hóa.

Ngoài ra, theo bác sĩ Nguyễn Thu Vân, trung tâm Dinh dưỡng Vinamilk, mẹ bầu chỉ nên bổ sung đủ lượng canxi và sắt theo yêu cầu của bác sĩ, tránh tình trạng dư thừa các lượng chất này, gây táo bón.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Minh Hương