Cách kỷ luật hiệu quả đối với trẻ bị chứng tăng động giảm chú ý

Những lời khuyên này vừa nhẹ nhàng vừa thực tế cho trẻ bị tăng động giảm chú ý hay ADHD.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đôi khi, kỷ luật một đứa trẻ bị tăng động giảm chú ý (ADHD) thật không dễ dàng. Một trong những câu hỏi phổ biến nhất mà cha mẹ tự hỏi mình là liệu con của mình cần được kỷ luật theo một cách khác không?

Thông tin về chứng tăng động giảm chú ý

Chúng ta luôn được biết là trẻ em bị tăng động giảm chú ý có vấn đề trong việc chú ý. Nhưng trên thực tế, hành vi chính là một vấn đề lớn hơn. Đó là lý do tại sao kỷ luật trẻ em có ADHD có thể là một nhiệm vụ khá thách thức.

  • Trẻ bị ADHD thường phải đối mặt với những vấn đề thiếu ý thức và có thể quá bốc đồng

Đây là những gì gây ra giận dữ và hành vi thách thức. Vì vậy, ví dụ, nếu bạn yêu cầu con mắc chứng ADHD tham gia vào các công việc lặp đi lặp lại, hoặc nói chung là nhàm chán cho trẻ, hãy chuẩn bị cho những hành vi thái quá bộc lộ mất kiểm soát của con. Trẻ bị chứng ADHD bị choáng ngợp bởi sự thất vọng thông qua các công việc như vậy.

  • Trẻ bị tăng động ADHD như bản năng có thể làm những thứ vượt quá sức tưởng tượng của mọi người

Vì vậy, nếu con có biểu hiện tăng động giảm chú ý thì bạn đừng trông đợi con có thể ngồi trên ghế của mình theo một thời gian ấn định bạn yêu cầu, thay vào đó con sẽ tay chay hoạt động liên tục và co cơ hội sẽ  đi khám phá toàn bộ ngóc ngách của nhà hàng nếu đó đang là bữa ăn gia đình bên ngoài, đó chỉ là những triệu chứng ADHD hiếu động và bốc đồng. Đương nhiên, các tình huống như vậy sẽ làm cha mẹ rất nhọc công canh giữ, la mắng hay phải đuổi theo con mãi….

Tiến sĩ David Anderson, Giám đốc Trung tâm ADHD và Các rối loạn hành vi tại Viện Nghiên cứu Trẻ em cho biết, khi trẻ ADHD gặp phải xung đột với người lớn trong nhiều năm, chúng cũng có thể phát triển các hành vi tiêu cực.

Kỷ luật cho trẻ em bị tăng động ADHD: Tại sao dễ dàng thất bại?

Các bậc cha mẹ của trẻ bị ADHD cần phải hiểu rằng những biện pháp để kỷ luật một đứa trẻ bình thường không có chứng tăng động sẽ hoàn toàn không thể áp dụng cho những trẻ có ADHD.

Ví dụ, nếu bạn mất bình tĩnh với con và la lên, nó có thể có tác động bởi vì điều này chỉ có thể xảy ra một lần trong một thời gian. Nhưng khi nói đến một đứa trẻ ADHD, điều này có thể trở thành một tính năng thường xuyên. Đương nhiên, con của bạn sẽ điều chỉnh điều này và bắt đầu phớt lờ khi bạn la lên. Và đó dần là điểm mấu chốt càng làm cho cha mẹ dễ nổi cáu với con hơn.

Kỷ luật trẻ em mắc chứng tăng động giảm chú ý: Hãy thực sự kiên nhẫn

Hãy nhớ rằng con bị ADHD thì cần nhiều chỉ dẫn hơn một bé bình thường, cần nhiều kiên nhẫn hơn. Vì vậy, các hướng dẫn, cấu trúc rõ ràng hơn có thể giúp ích rất nhiều.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hành vi phá rối có xu hướng leo thang khi một mối quan hệ được dựa trên các tương tác tiêu cực. Nhưng với sự ca ngợi, biểu dương, thừa nhận sẽ là một cơ hội cho một mối quan hệ tích cực, hành vi đó có thể được quản lý. Đây là những công cụ mạnh mẽ dành cho phụ huynh. Cấu trúc chủ động như vậy được gọi là giàn giáo.

Tiến sĩ Anderson nói: “Là cha mẹ, chúng ta cần giúp trẻ phát hiện ra hành vi nào là chấp nhận được, dạy cho những hành vi có thể chấp nhận được và phải thừa nhận, biểu dương khi nhìn thấy trẻ thực thi thường xuyên những hành vi được chấp nhận.”

Khi cha mẹ cung cấp một cấu trúc để điều chỉnh hành vi bên ngoài, sẽ giúp trẻ bị ADHD hiểu được những gì họ được yêu cầu , chấp nhận và mong đợi.

Ngoài ra, cha mẹ có thể sử dụng bảng hướng dẫn hay cấu trúc này để làm nền cho những biện pháp kỷ luật trẻ bị ADHD.

Phạt Time – outs – Góc bình yên/ Góc suy nghẫm 

Carla Count Allan của Phòng Khám Đặc Biệt ADHD tại Bệnh Viện Mercy và Bệnh Viện Nhi Đồng của Trẻ ở Thành phố Kansas chia sẻ những lời khuyên quan trọng để phạt time-outs hay góc suy ngẫm cho trẻ một cách lành mạnh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

  • Hãy chắc chắn rằng cha mẹ thể hiện rõ thái độ tương phản giữa việc phạt time-out và việc con có những hành vi tốt. Nói ngắn gọn là, hãy khen ngợi hành động tốt của con bạn. Khi con bạn hoàn thành thời gian phạt, hãy chắc chắn rằng bạn đánh giá cao thái độ của con.
  • Nhớ thời gian phạt time-out của con và hãy chắc chắn rằng bạn nghiêm tú, chính xác và công bằng về việc thời gian phạt đó. Ví dụ, 30 giây đến một phút là đủ tốt cho trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo.
  • Hãy bình tĩnh ngay cả khi con của bạn từ chối lắng nghe. Khi con nhỏ gào thét và cha mẹ chỉ kéo chúng vào góc phạt time-out thì đây đúng là một ý tưởng tồi. Thay vào đó, tập trung vào việc tăng thời gian phạt nếu con không bình tĩnh lại hoặc áp đặt kết quả sẽ tệ hơn – có thể có ý nghĩa rất nhiều đối với con trẻ hơn.

Kỹ năng để giúp trẻ thành công

  • Dạy cho con của bạn những kỹ năng có thể giúp bé thành công. Trẻ tăng động thường phản ứng tốt hơn với hướng dẫn trực quan, tức sử dụng triệt để 5 giác quan: nghe, nói, nhìn, cầm, thử.. chứ không chỉ có nói và nghe thôi. Vì vậy, lịch trình rõ ràng hoặc hướng dẫn cụ thể được in có thể là một ý tưởng tuyệt vời so với hướng dẫn bằng lời nói.
  • Cung cấp các hướng dẫn rõ ràng hơn và dễ thực hiện hơn. Ví dụ: thay vì nói “làm sạch phòng của bạn”, hãy thử gọi ra những gì cần phải làm, chẳng hạn như “đặt sách của con lên kệ” hoặc “nhặt đồ chơi và bỏ chúng vào giỏ/ thùng.”
  • Bạn cũng có thể thưởng cho họ những hành vi tốt. Hãy nhớ rằng lấy lại phần thưởng không phải là một ý tưởng hay. Đồng thời, thiết lập những kỳ vọng thực tế là rất quan trọng.

Thực hiện từng bước một khi nuôi dạy trẻ tăng động giảm chú ý

Tập trung vào một vài điều cho một thời điểm thay vì cố gắng sửa mọi thứ trong một lần. RaeLyn Murphy, mẹ của Josh, một đứa trẻ ADHD, đã phát triển một chương trình đơn giản mà bạn có thể làm theo. Nó được gọi là CARE.

1. Clear – Rõ ràng: Loại bỏ những thái độ, hành độ, hay vật thể… có thể củng cố hành vi xấu.

2. Allow – Cho phép: Cho phép con của bạn chọn một hoạt động.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

3. Redirect – Chuyển hướng: Nếu mọi việc dường như không suôn sẻ, hãy chuyển sang hoạt động khác thích hợp, bạn đừng cố chấp kiên trì ép con làm gì, vì chỉ làm mất thời gian và cả mẹ lần con đều không vui vẽ gì.

4. Escape – Thoát: Khi mọi thứ đều không hiệu quả, hãy bước ra khỏi tình hình trước rồi quay lại sau khi tìm ra giải pháp khác, đừng cứ bị kẹt trong tình huống đó và luôn tỏ thái độ chì chiết con.

Một số quy tắc cơ bản khác

  • Truyền đạt hay giao tiếp rõ ràng với trẻ: cho trẻ kỳ vọng, hậu quả và phần thưởng. Bạn có thể sửa chữa chúng khi chúng lớn lên. Trẻ tăng động  ADHD sẽ dễ dàng thực hiện các công việc và quy tắc khi trẻ đã từng được cha mẹ hướng dẫn và cùng thực hiện với nhau hơn là cha mẹ nói và mong đợi trẻ thực hiện.
  • Khuyến khích, động viên họ giữ nhiệm vụ.
  • Hãy nhất quán trong việc thực thi các quy tắc nhưng tránh làm trẻ xấu hổ hay gây lúng túng nơi công cộng.
  • Tránh phê bình, chỉ trích con về các sai lầm, hành vi trong quá khứ. Chỉ nên nói về hành vi ở trong hiện tại và nói về tình hình hiện tại mà thôi.
  • Giúp con bạn cảm thấy con được trao quyền.

Theo WebMD, Child Mind, Understood

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng tho lun và cp nht thông tin cùng các cha m khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

MeKrobis