Cách tắm nắng trẻ sơ sinh để bé hấp thụ vitamin D tốt nhất

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tắm nắng trẻ sơ sinh là một phương pháp tự nhiên truyền thống gần như bà mẹ nào cũng biết để cho bé hấp thụ vitamin D, cho xương cứng cáp, da dẻ hồng hào. Tuy nhiên cách tắm nắng trẻ sơ sinh như thế nào mới đúng cách để bé có thể có được lượng vitamin D tự nhiên tốt nhất?

Lợi ích từ việc tắm nắng trẻ sơ sinh

Tắm nắng giúp trẻ hấp thu được nguồn  ánh nắng mặt trời , sản sinh đủ vitamin D , nên hạn chế tình trạng còi xương, chữa chứng vàng da sơ sinh. Ngoài ra, việc tắm nắng cho trẻ còn giúp chữa chứng hăm tã vì ánh nắng mặt trời có tác dụng diệt khuẩn.

 

Vitamin D rất quan trọng đối với sự hấp thu canxi, tăng trưởng và phát triển bình thường giúp duy trì sức khỏe xương của trẻ. Việc thiếu hụt vitamin D ở trẻ sơ sinh gây ra rất nhiều vấn đề nghiêm trọng như gây kích ứng, khó chịu và có nguy cơ nhiễm trùng. Thậm chí, sự thiếu hụt vitamin D đột ngột còn có thể gây ra chứng còi xương, dẫn đến các dị tật về xương (nhất là ở chân).

Cách tắm nắng trẻ sơ sinh vào mùa hè

Vào mùa hè, trời nắng sớm, mặt trời chói chang, gay gắt, mẹ nên tranh thủ cho bé tắm nắng sớm để tránh tác hại của tia cực tím lên làn da non nớt của trẻ và nắng nóng khiến bé bị nóng, khó chịu. Thời gian lý tưởng cho bé tắm nắng vào mùa hè là khoảng từ 6 – 7 giờ sáng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ cũng nên chọn nơi tắm nắng yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng mát, tránh ánh nắng chiếu thẳng vào mắt bé. Vào những ngày nắng nóng quá oi bức, bạn nên hạn chế cho bé tắm nắng nhằm giảm thiểu nguy cơ mất nước khi bé yêu bị đổ mồ hôi quá nhiều.

Cách tắm nắng trẻ sơ sinh vào mùa đông

Mùa đông, trời lạnh nên mẹ thường hạn chế cho bé ra ngoài vì sợ bé sẽ bị cảm lạnh, viêm hô hấp… Ngoài ra, việc bé mặc quá nhiều quần áo ấm khi đi ra ngoài cũng khiến làn da của trẻ ít có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Hệ quả là bé có nguy cơ thiếu vitamin D trong mùa đông.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trời mùa đông thường nhiều mây, thời tiết lạnh, mặt trời lên muộn song ánh nắng lại yếu. Do đó, bạn nên đợi đến khi trời ấm hơn mới cho bé tắm nắng, thường là khoảng 8 giờ 30 đến 9 giờ. Vào những ngày thời tiết quá lạnh, hay khi trời nhiều gió, bạn không nên cho bé tắm nắng để đảm bảo sức khỏe.

Khi cho bé tắm nắng, mẹ nên chọn nơi yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng nhưng không có gió lùa. Ngoài ra, mẹ lưu ý không để ánh nắng chiếu thẳng vào mắt bé, và không phơi nắng quá lâu.

Những lưu ý khi tắm nắng cho trẻ

  • Khi bé khoảng 7 – 10 ngày tuổi, mẹ đã có thể cho bé tắm nắng.
  • Thời điểm và thời gian không tắm nắng cho trẻ: Khoảng thời gian từ 10 – 16 giờ, tia cực tím hoạt động mạnh gây tác động xấu lên da. Thời gian tắm nắng cho trẻ không quá 15 phút/lần.
  • Khi cho trẻ tắm nắng, mẹ cởi hết quần áo, lấy mũ che gáy, mắt và vùng sinh dục của bé nhằm tránh tác động của tia UV đến các bộ phận này.
  • Trong khi bé tắm nắng, mẹ hãy trò chuyện với bé, massage, vuốt ve để bé cảm thấy thoải mái. Nếu bé có nhu cầu bú mẹ trong khi tắm nắng và hai mẹ con không ở nơi công cộng, mẹ hãy chuẩn bị và cũng có thể cho bé bú.

  • Tăng dần thời gian tắm nắng: Lúc đầu, mẹ có thể cho bé tắm nắng chỉ vài ba phút, sau tăng dần lên 5 – 10 phút. Mục đích là để cho bé làm quen với việc này và không quấy khóc. Đừng ngay lần đầu tiên và cho bé liền một mạch 15 phút.

  • Ngoài ra, việc tắm nắng cho bé cũng cần lưu ý đến yếu tố địa lý, vùng miền. Vùng nhiều nắng, thời gian tắm nắng cho trẻ ít hơn. Ví dụ: Cùng vào thời điểm là tháng 2, thời gian tắm nắng của trẻ sơ sinh ở TP. HCM ít hơn trẻ ở miền Bắc.
  • Không tắm nắng cho trẻ qua cửa kính, vì kính đã cản ánh nắng mặt trời nên trẻ không hấp thu được vitamin D.
  • Trẻ có làn da sậm màu cần tắm nắng lâu hơn trẻ có làn da sáng.
  • Sau khi tắm nắng, mẹ nên cho bé bú để bù lại lượng nước đã mất vì có thể bé bị đổ mồ hôi khi tắm nắng.
  • Nếu sau khi tắm nắng, da bé nổi mẩn đỏ hoặc có bất kỳ dấu hiệu khác thường nào, mẹ nên dừng việc tắm nắng lại để theo dõi. Đưa bé đến bác sĩ để khám nếu sau một vài ngày tình trạng da bé không thuyên giảm.

Xem thêm                  

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

MeKrobis