Tại sao chúng ta không nên ép trẻ nhỏ nói lời XIN LỖI?

Tất cả các bậc cha mẹ muốn nuôi dạy những đứa trẻ tử tế, lịch sự và chu đáo. Vì vậy, bảo con nói "xin lỗi" khi con làm tổn thương một đứa trẻ khác là một điều tiên quyết đầu tiên. Chắc chắn đây là cách tốt nhất để dạy cho trẻ những quy tắc xã hội và mong đợi và cách tốt nhất để đảm bảo rằng chúng phát triển thành những con người đồng cảm mà tất cả các bậc cha mẹ sẽ hy vọng? Và một số chuyên gia đã không đồng tình trong việc này. Buộc trẻ em nói "xin lỗi" thực sự có thể làm cho trẻ ngày càng trở nên ít quan tâm, qua quýt, dễ bỏ qua và ít dần sự chu đáo hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vấn đề được tranh luận ở đây là “Cách chúng ta đã ép trẻ nói xin lỗi” hay cái cách mà chúng ta vẫn làm chỉ để nghe được “xin lỗi” từ con mà thôi.

Có lẽ khi một số cha mẹ hay người lớn đọc đến đây đều rất phản đối, vì làm gì có chuyện không dạy con “xin lỗi” khi chúng làm sai, vấn đề được tranh luận ở đây là “Cách chúng ta đã ép buộc con trẻ xin lỗi” hay cái cách mà chúng ta vẫn làm chỉ để nghe được “xin lỗi” từ con mà thôi.

Trẻ nhỏ chưa phát triển toàn diện “lý thuyết về trí tuệ”

Tại sao chúng ta không nên ép trẻ nói xin lỗi khi con không muốn?

Điều đó có nghĩa là trẻ sẽ có một thời gian để phát triển về các lý lẽ cuộc sống, trẻ sẽ khó hiểu hay hoàn toàn không hiểu về quan điểm của người khác, hay các lý lẽ mà chúng ta thường đưa ra và nghĩ đó là đúng, và chỉ cần nói một đến hai lần trẻ có thể hiểu và nhớ và thực hiện như chúng ta mong muốn. Trẻ sẽ rất khó để hiểu được cảm giác của người khác như thế nào, đặc biệt nếu cảm giác đó hoàn toàn khác với những gì trẻ đang cảm nhận. Chúng ta có thể gọi đó là sự ‘đồng cảm’.

Đồng cảm là việc mang chiếc giầy của người ấy và hiểu rõ cảm giác của họ trong bất cứ thời điểm nào. Tuy nhiên, rất tiếc là thấu cảm hay đồng cảm  là một trong những kỹ năng xã hội cuối cùng để phát triển ở trẻ em. Trong khi một số trẻ có kỹ năng đồng cảm tốt hơn so với những người khác, trong khi một số khác thì phải cần một thời gian để phát triển, và có những trẻ bắt đầu phát triển và học sự đồng cảm khi  bắt đầu đi học ở trường. Trẻ mới biết đi và trẻ mầm non thì thường thiếu kỹ năng đồng cảm nhất.

Tại sao sự đồng cảm lại quan trọng khi nói “xin lỗi”?

Tại sao chúng ta không nên ép trẻ nói xin lỗi khi con không muốn?

Bởi vì nó ngụ ý rằng đứa trẻ cảm thấy tồi tệ với những gì mình đã làm ra, và để cảm thấy sự hối lỗi. Chẳng hạn, nếu một đứa trẻ mới biết đi hay cắn một đứa trẻ khác ở một nhóm trẻ đang chơi, khi nói lời “xin lỗi” có nghĩa là trẻ phải hiểu rằng đứa trẻ kia đang đau đớn. Thứ hai lời xin lỗi ngụ ý rằng họ hối tiếc việc làm tổn thương đứa trẻ kia và muốn làm một việc gì đó để cho đứa trẻ kia cảm thấy tốt hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu trẻ có kỹ năng đồng cảm kém (như bình thường ở độ tuổi nhỏ này) trẻ sẽ hoàn toàn  không có một ý nghĩ như trên mà chúng ta nêu. Thực tế, nếu trẻ cắn hoặc đánh một đứa trẻ khác để giữ đồ chơi mà trẻ muốn thì trẻ có thể hiểu là đứa trẻ bị thương đang cảm thấy hạnh phúc, vì giờ đây trẻ đang hạnh phúc khi đã có lại món đồ chơi. Buộc trẻ xin lỗi trong trường hợp này không làm cho đứa trẻ nhận và hiểu ra lỗi, trên thực tế tất cả những gì là buộc trẻ phải nói dối, và có thể ngược lại với cảm xúc của chính mình.

Và câu hỏi là “vậy phải làm thế nào?

Trẻ cần phải học chứ đâu thể để như thế được “, nhưng chúng ta có thực sự muốn con mình học cách nói dối? Chúng ta cảm thấy thế nào khi giảng dạy con mình nói dối bởi vì con biết nếu nói “xin lỗi” (khi con hoàn toàn không nhận ra lỗi, hay không hiểu ) thì con có thể vượt qua rắc rối này, và có thể vòng lại chơi tiếp? Và chúng ta cũng sẽ thường nghe những lời xin lỗi trống rỗng và không ý nghĩa này cho trẻ nhỏ hằng ngày, khi chúng ta bắt con xin lỗi anh chị chúng, xin lỗi bạn chúng….. Các em bé này không thực sự xin lỗi, mà ngược lại các em bé này  đã học được rằng cách để thoát ra mọi rắc rối mình gây một cách nhanh chóng và được mọi người chấp nhập.

Hầu hết các lời xin lỗi trong trường hợp này đều không mang đúng ý nghĩa của nó và hoàn toàn không có sự chân thành hay hối lỗi. Một đứa trẻ đang chơi và làm ngã một bạn khác trong sân chơi của trường, Các cô giáo sẽ chạy đến và nói đứa trẻ đó phải xin lỗi đứa trẽ bị ngã bất kể chưa hỏi rõ nguyên nhân gì, đứa bé té luôn là nạn nhân và cần được nhận lời xin lỗi. Và các con vẹt con nói lới “xin lỗi” một cách máy móc và mọi việc được cho qua, chúng lại chơi tiếp trò chơi chúng đang chơi. Cơ hội của đứa trẻ thực sự xin lỗi là khá thấp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tại sao chúng ta không nên ép trẻ nói xin lỗi khi con không muốn?

Và đến đây thì bạn có muốn con mình hành động nói những lời xin lỗi sáo rỗng (hay nói dối để thoát khỏi rắc rối) HAY thực sự nói “xin lỗi” và nhận ra lỗi cùng với sự hối lỗi của mình?

Vậy thì nếu dạy con không cần nói lời xin lỗi thì chẳng khác nào cho con có thể thoát khỏi mọi rắc rối và hành vi xấu con gây ra và sẽ tạo nên những đứa trẻ càng ít đồng cảm hơn sao. Câu trả lời là ĐÚNG VẬY.

Quan trọng nằm ở chỗ dạy và tiếp cận như thế nào – chứ không phải máy móc ép buộc trẻ như những con vẹt nói. Cách thay thế không phải là bỏ qua tất cả mọi thứ, mà là tiếp cận nó từ một vị trí khác để dần dạy con sự đồng cảm chứ không phải nói dối.

Ví dụ nếu bạn đang ở một nhóm chơi với các đứa trẻ nhỏ và con của bạn đẩy một đứa bé khác và làm cho bé đó khóc

  • Điều đầu tiên bạn làm là chính bạn nói lời xin lỗi với cha mẹ của đứa trẻ trước, bởi vì bạn thật sự rất lấy làm tiếc sự việc đã xảy ra như thế. Đây là một mô hình vai trò quan trọng – làm gương, làm mẫu để cho con của bạn nhìn thấy và học.
  • Tiếp theo, hãy nói chuyện với con của mình trong một khu vực yên tĩnh nơi mà bạn giải thích đơn giản là bạn nhỏ kia đang khóc bởi vì bạn đó đã bị đau khi con đã đẩy bạn như thế- và hãy nói với con hành động đẩy là SAI. Và hãy nghe con bạn nói nguyên nhân nếu bạn ấy có thể nói được.
  • Đây là một cách tuyệt vời để giúp phát triển kỹ năng đồng cảm cho con bạn. Bạn có thể nhắc lại rằng “con không nên xô bạn”. Và bạn đừng nghĩ con bạn sẽ không xô đẩy cho lần kế tiếp, trẻ vẫn lập lại hành động đó – và đó là việc bình thường, bởi vì đó là những gì mà trẻ hai và ba tuổi làm, nhưng nếu bạn cứ lặp lại quá trình nhận lỗi và xin lỗi này một cách nhất quán và kiên trì, dù lỗi lớn hay nhỏ. Bạn sẽ có cơ hội lớn hơn để nuôi một đứa trẻ thực sự cảm thông, một đứa trẻ chân thành và khi chúng nói lời xin lỗi là chúng thật sự nhận lỗi và hối lỗi.

Đó không phải là điều mà tất cả cha mẹ thực sự thích và muốn sao?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

MeKrobis