Tại sao bà bầu không nên ngồi xổm trong cả thai kỳ được rất nhiều bà mẹ thắc mắc. Tư thế ngồi không đúng này có ảnh hưởng gì tới sức khỏe mẹ và sự phát triển của thai nhi. Chúng ta hãy cùng tham khảo bài viết này để biết nhé!
Tại sao bà bầu không nên ngồi xổm?
Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Nga – Trưởng Khoa sản, bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ Đồng Nai, cho biết thai phụ không nên ngồi xổm trong suốt thai kỳ bởi phần thân dưới và cột sống chịu trách nhiệm nâng đỡ toàn bộ cơ thể.
Khi thai nhi lớn, áp lực về trọng lượng cũng tăng theo. Do đó, ngồi xổm sẽ làm cho phần dưới và cột sống bị kéo căng hơn, gây đau và khó chịu.
Ngoài ra, tư thế ngồi xổm còn làm cho các mạch máu ở 2 chân bà bầu bị ùn tắc, không lưu thông tốt gây ứ trệ tuần hoàn, dẫn đến phù và giãn tĩnh mạnh ở cả 2 chân.
Do vậy khi ngồi xổm sẽ gây áp lực lên tử cung bởi nó phải “vác” phần thai nặng nề đè lên bàng quang (bọng đái) làm tăng áp lực bàng quang và gây đau.
Nguy hiểm hơn, nếu ngồi xổm trọng tâm sẽ đổ về phía trước nhiều dễ dẫn đến ngã, gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
Đặc biệt, vào các tháng giữa và cuối thai kỳ, khi bụng to dần lên nếu ngồi xổm sẽ gây áp lực lên tử cung, phần thai nặng đè lên bàng quang, làm tăng áp lực bàng quang và gây đau.
Tuy nhiên, các bác sĩ lại khuyên các bà bầu sắp sinh nên ngồi xổm để xương chậu giãn nở và ép lên tử cung sẽ dễ sinh hơn. Đồng thời, tư thế ngồi xổm đúng cách sẽ giúp cung cấp nhiều oxy hơn cho thai nhi, giảm căng thẳng và áp lực cho mẹ, ngăn cản và đẩy lùi thoát vị đĩa đệm.
Những tư thế ngồi của bà bầu nên và không nên
Những tư thế ngồi bà bầu nên tránh
Ngoài ngồi xổm thì còn có những tư thế ngồi khác mà bầu bầu nên tránh đó là:
- Ngồi chân không chạm đất khiến máu không dồn xuống chân khiến tình trạng phù nề thêm nghiêm trọng
- Ngồi bắt chéo chân, tư thế này có thể khiến mẹ dễ bị giãn tĩnh mạch, gây ảnh hưởng sức khỏe và dễ làm mẹ kiệt sức
- Tư thế ngồi buông thõng vai. Ngồi tư thế này sẽ khiến tủy sống phải gánh một trọng lượng lớn hơn bình thường không tốt cho sức khỏe của mẹ
- Ngồi gập người về phía trước sẽ khiến lực dồn nén về phía bụng dễ khiến lưu lượng oxy đến thai không đủ gây nguy hiểm sức khỏe của bé
Tư thế ngồi tốt cho bà bầu
Tư thế ngồi đúng cách không những giúp bà bầu cảm thấy thoải mái mà còn giúp thai nhi phát triển tốt hơn. Những tư thế ngồi tốt cho bà bầu nên áp dụng:
- Ngồi thẳng: Tư thế ngồi thẳng lưng, phần vai hơi đẩy ra sau, lưng không trùng và không đẩy người ra phía trước.
- Bà bầu nên ngồi sâu vào trong ghế đảm bảo mông chạm vào lưng ghế để có được điểm tựa tốt. Nên kê thêm chiếc đệm ở đường cong của lưng sẽ giúp bà bầu không bị đau mỏi lưng.
- Ngồi chân thoải mái, không gác cao chân cũng không bắt chéo chân. Khi ngồi đảm bảo đầu gối tạo góc 90 độ để làm sao trọng lượng cơ thể phân bổ đều hai bên.
- Hạn chế ngồi một chỗ quá lâu, hãy vận động, duỗi tay chân, duỗi người thường xuyên. Khi đứng dậy hãy dịch người về phía trước và đứng thẳng, không nên chồm người về phía trước khi đứng.
- Bà bầu không vặn vẹo mà nên xoay cả người.
Tư thế lên, xuống cầu thang
Khi lên cầu thang, mẹ không được khom lưng hoặc quá ưỡn ngực, ưỡn bụng mà nên duỗi thẳng lưng. Lúc xuống cầu thang, các bà bầu cần chú ý nhìn rõ các bậc cầu thang, bước lên, xuống chậm rãi và chắc chắn.
Không nên chỉ bước bằng mũi chân, vì việc này sẽ khiến mẹ dễ ngã.
Tư thế nhặt đồ vật
Khi nhặt các đồ vật trên mặt đất, trước hết mẹ phải gập đầu gối, sau đó hạ eo xuống, ngồi xuống vững chắc rồi mới nhặt đồ vật. Sau khi nhặt xong, mẹ nên đứng thẳng lên. Tuyệt đối không được khom người khi nhặt đồ vật.
Những lưu ý dành cho bà bầu
Bên cạnh vấn đề tại sao bà bầu không nên ngồi xổm thì mang thai giai đoạn sau mẹ bầu thường bị đau nhức khắp người, mệt mỏi và những triệu chứng nghiêm trọng khác. Để hạn chế những triệu chứng đó, bà bầu nên chọn cho mình những tư thế ngồi đúng.
Những tư thế đó là:
- Nếu cần thiết phải xoay người khi ngồi, bạn tuyệt đối không được xoay phần thân trên mà hay xoay cả người hoặc đứng dậy, tốt nhất là ngồi trên ghế xoay
- Không nên ngồi quá lâu (quá 30 phút), sau 30 phút hay đứng dậy di chuyển và vận động 1 lần để đảm bảo cho quá trình lưu thông máu
- Khi đang ngồi mà đứng lên, bạn hãy đứng dậy bằng cách thẳng chân, không nên chồm người lên để đứng dậy vì như vậy sẽ rất nguy hiểm
- Nên ngồi trên ghế có độ cao vừa phải ( độ cao khoảng 40cm là phù hợp) khi ngồi phải thẳng lưng, vai hơi đẩy ra sau
- Để hạn chế nhức mỏi và đau lưng, bạn nên trang bị một chiếc nệm êm để đặt ở chỗ đường cong của lưng khi ngồi, đây cũng chính là lý do giải thích vì sao bà bầu không được ngồi xổm
- Bàn chân khi ngồi phải đảm bảo được đặt thoải mái, đôi chân đặt chạm sàn với góc 90 độ, trọng lượng cơ thể phải phân bố đều ở cả 2 bên hông
Xem thêm:
- Chăm sóc bà bầu – Cùng tìm hiểu về massage giúp mẹ bầu thư giãn
- Bà bầu ăn sầu riêng tốt hay không tốt?
- Bà bầu bị ho có ảnh hưởng em bé không?