Tập mãi mà bụng vẫn to và đầy ngấn mỡ, có thể mẹ đã bị tách cơ bụng sau sinh!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tách cơ bụng sau sinh là một trong những vấn đề nghiêm trọng của phụ nữ. Bởi lẽ, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và thẩm mỹ vòng hai.

Mẹ có chán chường khi đã sinh con được vài tháng, bạn vẫn thường xuyên bị người khác hỏi “Mang thai tháng thứ mấy rồi?”. Mẹ mệt mỏi vì dù ăn kiêng hay tập thể dục cật lực đến đâu vẫn không thể giảm mỡ bụng sau sinh? Chính triệu chứng cơ bụng bị tách ra do quá trình mang thai chính dẫn đến tình trạng này.

Có nhiều cách để giải quyết vấn đề. Quan trọng nhất, mình cần lấy lại vóc dáng sau khi sinh con để còn làm việc, gặp đối tác và nhất là thu hút bạn đời nữa, phải không nào?

Sự thật về tách cơ bụng sau sinh

Tích tụ mỡ gây nên hiện tượng béo bụng. Nhưng còn một nguyên nhân vô cùng quan trọng khác là do 2 cơ ở bụng bị tách ra làm đôi. Tiếng Anh gọi hiện tượng này là Diastatic Recti hay Ab Muscle Seperation. Bình thường cơ bụng trái và cơ bụng phải được giữ với nhau bởi các mô. Chúng làm nhiệm vụ giữ nội tạng nằm yên trong bụng. Khi cơ bụng 2 phía bị tách xa nhau thì coi như nội tạng cũng đang bị tung ra tứ phía, gọi là hiện tượng xổ bụng hay tách cơ bụng sau sinh.

Tách cơ bụng sau sinh là hiện tượng khá phổ biến

Không phải chỉ ở Việt Nam mà ngay cả ở nước ngoài, khái niệm này cũng khá mơ hồ. Nhiều phụ nữ sau sinh ở nước ngoài chia sẻ: “ Tôi không biết vì sao tập mãi bụng vẫn lèo nhèo. Sau khi đi khám, tôi mới biết, đây là hiện tượng khá phổ biến. Khoảng hai phần ba phụ nữ mang thai mắc bệnh này. Song, không phải ai cũng đề cập đến nó và hiểu tường tận về nó. Hầu hết những câu chuyện đều xung quanh việc ăn uống không khoa học mà không nói về cách chữa tách cơ bụng sau sinh...”

Theo bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ nổi tiếng Kevin Brenner, trong thời kỳ mang thai, mô liên kết được gọi là linea- alba thay đổi để đáp ứng với nồng độ hormone của người mẹ, phù hợp với độ mở của tử cung. Đây là cách bụng mẹ thích ứng với thai nhi to.

Dấu hiệu nhận biết mẹ bị tách cơ bụng sau sinh

Sau khi sinh em bé, mức độ hormone của bạn trở lại mức trước khi mang thai. Thông thường, bạn sẽ gầy đi nhanh chóng. Nhưng cũng có trường hợp các mô bị căng quá. Từ đó, chúng mất tính đàn hồi. Và giống như cao su, một khi đã mất tính đàn hồi, nó sẽ bị co giãn, không thể rút lại như lúc đầu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Có nhiều cách kiểm tra cơ bụng có bị tách không

Theo các nghiên cứu, những phụ nữ có bệnh liên quan đến trực tràng hoặc tiền sử mang thai yếu có nguy cơ cao bị tách cơ bụng sau sinh. Khi bé được 6 tuần tuổi, mẹ có thể thử xem cơ thể mình có rơi vào tình trạng cơ bụng tách hay không.

- Nằm ngửa co 2 đầu gối

- Đặt một tay sau đầu và đặt ngón tay của tay còn lại lên phía trên rốn (cách rốn khoảng 2cm)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

- Hít vào và thở ra. Khi thở ra nhấc đầu. Nếu mẹ bầu bị tình trạng Cơ bụng tách ra, ngón tay của bạn sẽ chìm sâu xuống vùng bụng.

- Làm tương tư với phần dưới rốn và 2 bên trái phái để xem mức độ rộng hay hẹp của tình trạng này

Triệu chứng cơ bụng bị tách ra không chỉ mang lại rắc rối về mặt thẩm mỹ. Cơ bụng bị tách có thể gây ra các biến chứng khác mà mẹ không ngờ đến. Có thể kể ra như:

- Tiểu không tự chủ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

- Bị đau khi làm tình

- Đau vùng chậu và hông

- Đau lưng mãn tính

- Táo bón

- Khó thở

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

- Di chuyển khó khăn

Chữa tách cơ bụng sau sinh có khó không?

Đầu tiên, xin được khẳng định ngay là tập thể dục chính là phương pháp tốt nhất để chữa bệnh. Song, chữa bao giờ cũng khó hơn phòng. Vậy nên, ngay từ khi chưa mang thai, mẹ hã cố gắng tập luyện nhé!

Chữa tách cơ bụng khá là mất thời gian

- Tập thể dục: Việc tập thể dục đúng cách giúp chị em phòng tránh được hiện tượng xổ bụng sau sinh. Một nghiên cứu trên Tạp chí Sức khỏe Phụ nữ cho thấy, 90% phụ nữ không tập thể dục sẽ bị xổ bụng.

- Tránh tăng cân quá nhiều trong thai kỳ: Mỗi thai kỳ chỉ cần tăng 10 – 15 kg là mức ổn định, phòng tránh xổ bụng không thuốc chữa cho chị em.

- Kiểm tra khung xương chậu thường xuyên: Điều này vô cùng quan trọng. Bạn điều chỉnh nhanh khi khung xương chậu có vấn đề. Nếu bạn bị đau xương chậu mà phải mang vác nặng thì sẽ đẩy tử cung chống vào thành bụng, gây xổ bụng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

- Tránh các bài tập làm xổ bụng thêm trầm trọng: Những bài tập này có thể gây xổ bụng ngay tháng đầu tiên của thai kỳ và ngay lập tức sau khi sinh. Các bài tập đứng lên ngồi xuống, gập bụng nâng cả chân và vai, vặn mình, nâng hai chân lên và các động tác yoga không làm tình trạng tốt hơn mà còn trở nên tồi tệ hơn.

3 bài tập chữa tách cơ bụng sau sinh cho mẹ bỉm

Có nhiều bài tập chữa tách cơ bụng cho mẹ, quan trọng nhất là mẹ hãy chọn bài tập phù hợp với mình.

Tập Plank

Plank là phương pháp hoàn hảo cho mẹ bị xổ bụng

Plank là tư thế hợp lý cho mẹ sau sinh. Tư thế plank có nhiều biến thể:

  • Nằm sấp hoặc nằm nghiêng, giữ nguyên 45 giây
  • Plank nằm sấp đá 1 chân lên cao
  • Plank nằm sấp rút một chân vào bụng như leo núi
  • Plank nằm nghiêng xoay người (bằng cách xoay cánh tay từ trên cao xuông vòng qua người phía dưới)

Bridge - bài tập chữa tách cơ bụng sau sinh

Có nhiều cách tập Bridge:

  • Nằm ngửa chân co rồi nâng mông ưỡn bụng lên trần và giứ nguyên tư thế trong 10-60 giây
  • Duỗi 1 chân lên thẳng trần nhà
  • Dùng một chân vẽ chứ O lên trần nhà

Tập cơ bụng chéo

  • Nằm ngửa gập khủy tay sau gáy
  • Nhấc đầu
  • Đạp chân theo kiểu xe đạp
  • Nghiêng khủy tay, co gối đối diện để khủy tay trái chạm đầu gồi phải hoặc khủy tay phải chạm đầu rồi trái

Lời kết

Cơ bụng bèo nhèo là nỗi ám ảnh nhiều người

Tách cơ bụng sau sinh là một bệnh lý khá nguy hiểm nhưng không phải ai cũng biết tới. Có nhiều cách để phòng chống bệnh này. Kết hợp thể dục với chế độ ăn uống, mẹ bầu có thể giúp giảm bớt nguy cơ này.

Theo Parents

Xem thêm:

Tách cơ bụng sau sinh là gì và biện pháp để phục hồi vùng bụng sau sinh

Sau sinh bao lâu có thể tập yoga? Những động tác nên tránh khi sinh mổ hay bị tách cơ bụng

Cách phòng ngừa và khắc phục hậu quả khi mẹ bị chứng xổ bụng sau sinh

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

DAVE