Chia sẻ kinh nghiệm để sữa về ào ào, ướt áo dành cho mẹ sinh mổ

Tắc sữa sau sinh là một vấn đề khá phổ biến đối với các mẹ sinh mổ. Tắc sữa gây đau đớn và ảnh hưởng tới nguồn sữa mẹ. Hãy áp dụng một số phương pháp "gọi sữa" hiệu quả để có nguồn sữa dồi dào cho con, đồng thời đánh bay nguy cơ gây tắc tia sữa các mẹ nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tắc sữa sau sinh là một vấn đề khá phổ biến đối với các mẹ sinh mổ, gây khó chịu và đau đớn ảnh hưởng tới nguồn sữa mẹ. Làm thế nào để khắc phục? Đâu là cách kích sữa cho mẹ sinh mổ hiệu quả?

Mẹ sinh mổ có đang gặp tình trạng tắc sữa sau sinh?

Tắc sữa sau sinh là nỗi ám ảnh với nhiều mẹ sinh mổ

Sữa được tạo ra từ trong các nang sữa theo những ống dẫn sữa đổ về xoang chứa sữa. Vị trí của những xoang chứa này là phía sau quầng vú. Dưới những tác động kích thích của tư thế cũng như cách bú mút của em bé, sữa sẽ chảy ra ngoài.

Tuy nhiên, trên dòng chảy của sữa có thể vì một lý do nào đó mà lòng ống dẫn bị hẹp bít lại (chèn ép từ ngoài vào hay bít tắc trong lòng ống), các nang sữa bị tắc, nghẹn ứ khiến sữa không thể thoát ra. Tại chỗ nang sữa bị tắc kia sẽ dần tạo thành hòn cục do hiện tượng sữa bị đông kết, rất nhanh sẽ nổi lên một u cục lớn.

Lúc này, người mẹ sẽ có biểu hiện như hai vú cương cứng, căng to hơn so với bình thường và càng lúc càng tăng dần, rất đau, nóng, không tiết sữa hoặc ra ít, vắt cũng không ra, nhiều trường hợp còn bị sốt vừa hoặc sốt cao.

Xem thêm: Thực đơn cho mẹ sau sinh mổ nhanh lành sẹo, sữa nhanh về

Vì sao sinh mổ có nguy cơ bị tắc tia sữa nhiều hơn sinh thường?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ sinh mổ có nguy cơ tắc sữa sau sinh

Các mẹ sinh thường phải vật lộn với cơn đau khi sinh khiến các cơ cũng như tuyến sữa giãn ra, do đó có ít nguy cơ bị tắc tia sữa hơn các mẹ sinh mổ.

Bên cạnh đó, các mẹ sinh mổ do phải sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc gây mê,… nên tuyến vú và sự lưu thông sữa trong ống dẫn sữa cũng bị ảnh hưởng.

Ngoài ra các yếu tố như tâm lý căng thẳng, lo lắng cùng với việc mất nhiều thời gian nghỉ ngơi sau sinh, không thể cho con bú ngay cũng làm phát sinh những vấn đề liên quan tới tiết sữa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các biện pháp khắc phục tắc sữa sau sinh mổ dành cho các mẹ

Khắc phục tắc sữa sau sinh – ảnh minh họa Shutterstock

Cách kích sữa cho mẹ sinh mổ là massage bằng tay

Đây là phương pháp đơn giản mà hiệu quả nhất mẹ nên áp dụng ngay từ khi phát hiện mình có dấu hiệu tắc tia sữa. Hãy day ép ngực bằng tay theo chiều kim đồng hồ rồi lại day ngược lại, việc này giúp kích thích tuyến sữa và làm tan các cục sữa đông bên trong tuyến vú. Mẹ hãy thực hiện phương pháp này 20-30 lần liên tiếp cho mỗi bên bầu ngực, thực hiện nhiều lần trong ngày. Một thời gian sau sẽ có hiệu quả rõ rệt.

Ngay cả nhưng mẹ bầu không bị tắc sữa sau sinh cũng nên day vú thường xuyên để cho các nang sữa làm việc tốt hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm: 6 bước mát-xa đơn giản mà hiệu quả giúp mẹ mới sinh thông tia sữa

Chườm nóng

Chườm nóng là phương pháp hiệu quả giúp giảm các triệu chứng sưng đau do tắc tia sữa gây nên và làm tan các cục sữa đông. Mẹ có thể áp dụng cách này sau khi day ép ngực để nhanh đạt hiệu quả. Phương pháp này không chỉ chữa tắc sữa mà còn giúp nang sữa hoạt động tốt hơn, giúp sữa về nhiều hơn và ổn định hơn.

Chữa tắc tia sữa bằng lá đinh lăng

Lá đinh lăng là loại dược liệu vô cùng hiệu quả trong việc chữa tắc tia sữa sau sinh. Mẹ có thể dùng 1 nắm lá đinh lăng tươi rửa thật sạch, sau đó đun với nước để uống. Hoặc mẹ cũng có thể giã nát 1 nắm lá đinh lăng và cho vào miếng vải sạch, massage mỗi bầu vú 15 phút, ngày 2-3 lần để làm giảm sưng tấy, giảm cục cứng trên bầu vú.

Một số dược liệu dân gian quen thuộc khác cũng có thể được sử dụng như cách kích sữa cho mẹ sinh mổ là dùng hành tím, cơm nếp, lá bồ công anh, men rượu, lá mít…để đắp lên bầu ngực giúp chữa tắc tia sữa.

Sử dụng dụng cụ hút sữa

Dùng áp lực âm để hút nên các mẹ chỉ nên sử dụng dụng cụ hút sữa trong giai đoạn sớm khi sữa mới vón kết và với vị trí tắc nằm gần núm vú. Đối với vị trí tắc ở sâu hoặc ở nang sữa thì rất khó bởi vì nếu để áp lực nhỏ thì không thể làm tan sữa đông kết, còn nếu để áp lực lớn thì sẽ làm tổn thương nặng thêm do mạch máu, ống dẫn bị căng giãn; nhất là khi hiện tượng tắc sữa có yếu tố nhiễm khuẩn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ở giai đoạn muộn khi sự vón kết sữa đã hình thành những cục lớn thì dùng dụng cụ hút sữa gần như không có tác dụng. Vậy nên chỉ nên sử dụng dụng cụ hút sữa khi mới xuất hiện nhưng dấu hiệu sớm của bệnh.

Để đề phòng tình trạng tắc sữa sau sinh mổ, các mẹ nên thường xuyên sử dụng dụng cụ hút sữa để kích thích dòng sữa mẹ lưu thông nhiều hơn trong ống dẫn sữa.

Xem thêm: Blogger làm đẹp nổi tiếng bật mí Cách cứu sữa từ 2 giọt về cả lít dồi dào cho con ăn

Thông tắc tia sữa

Thông tắc tia sữa là phương pháp giải quyết hiệu quả nhất và nhanh nhất tình trạng tắc sữa sau sinh mổ. Khi các mẹ thấy tình trạng tắc chuyển biến nặng, gây nhiều bất tiện và đau đớn thì đó chính là lúc cần can thiệp bằng phương pháp thông tắc tia sữa. Các mẹ hãy lưu ý tìm đến các cơ sở y tế để bác sĩ thông tắc tia sữa giúp mình, vừa đảm bảo an toàn cho mình vừa có thể xin lời khuyên từ bác sĩ để tình trạng này không lặp lại.

Mẹo để có nguồn sữa dồi dào ngay sau khi sinh mổ

Phòng tránh tắc sữa sau sinh – ảnh minh họa Shutterstock

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cho con bú càng sớm càng tốt

Mặc dù lúc này đầu ngực mẹ còn rất mềm và chưa có sữa nhưng hành động mút ti mẹ của bé có thể kích thích tuyến sữa hoạt động nhanh hơn. Ngay sau khi sinh, mẹ cần day đều bầu sữa để thông sữa. Có thể vừa day vừa chườm ấm để kích thích tuyến sữa mẹ giãn nở từ đó dễ tiết ra hơn.

Cho con bú thường xuyên

Mẹ càng cho con bú thường xuyên, sữa tiết ra càng nhiều. Vì vậy, việc tích cực cho con bú sẽ nhanh chóng giúp mẹ ổn định nguồn sữa và kích thích lượng sữa được tiết ra. Vắt bỏ sữa thừa khi em bé không bú hết. Sữa thừa nếu không được vắt bỏ ra ngoài, để lâu ngày gây ung nhũ, bí tắc sẽ làm trầm trọng tình trạng tắc sữa.

Giữ đúng cữ bú

Cho trẻ bú đúng giờ, mỗi cữ bú nên kéo dài khoảng 10 – 15 phút, không để trẻ ngậm đầu ti trong khi ngủ. Mỗi lần cho bé bú phải bú hết sạch bên này rồi mới đổi sang bên kia.

Mỗi lần cho con bú, sản phụ cần giữ thật sạch đầu vú, nhất là ở các kẽ của núm vú. Khi vắt sữa nếu thấy có tia nào tắc hoặc chảy không thành dòng cần xoa vú cho mềm rồi vắt mạnh để thông ống dẫn sữa khi cho bú hoặc dùng máy vắt sữa thường xuyên để tránh tắc tia sữa.

Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ

Các mẹ hãy tận dụng sự giúp đỡ của chồng và người thân để được nghỉ ngơi nhiều hơn. Tránh các suy nghĩ mệt mỏi tiêu cực, giữ tinh thần luôn ổn định. Mẹ bé có thể tận dụng khoảng thời gian rảnh rỗi trong ngày để nghe nhạc, xem phim, đọc báo,… Khi cơ thể khỏe mạnh, vui vẻ, sữa sẽ về nhiều hơn.

Duy trì chế độ ăn uống khoa học

Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng là cách đảm bảo nguồn sữa dồi dào và chất lượng. Chị em không nên bỏ qua những loại thực phẩm cung cấp nguồn vitamin, khoáng chất có tác dụng “gọi sữa về”. Nên ăn đầy đủ thịt, cá, trứng, sữa và các chất xơ từ rau quả … Lưu ý, mẹ không nên ăn quá nhiều móng giò, xôi nếp. Những loại thực phẩm này khiến sữa mẹ mang nhiều chất béo và dễ gây tắc tia sữa.

Uống nhiều nước ấm là yếu tố quan trọng giúp mẹ có nhiều sữa hơn.


Theo: The Asianparent Việt Nam 

Bài viết của

Mecoca