Tắc ruột non bẩm sinh – một trong những dị tật thường gặp ở trẻ sơ sinh. Nếu không để ý và phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng, thậm chí là tử vong ở trẻ.
Hiểm họa khôn lường từ tắc ruột non bẩm sinh đối với trẻ nhỏ
Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch non nớt. Đây cũng là đối tượng gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe.
An toàn trong bụng mẹ, đến khi được sinh ra, bé phải đối mặt với nhiều rủi ro.
Tắc ruột non bẩm sinh là một trong số đó.
Nhập viện khi bé đã tím tái
Những ngày đầu tháng 6, Khoa Ngoại & Chuyên khoa của Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh tiếp nhận một trường hợp cấp cứu.
Bệnh nhi mới được vài ngày tuổi!
Mẹ của bé sinh em ra bằng phương pháp đẻ mổ. Tuy nhiên, ối vỡ non, ối xanh, em đẻ thiếu tháng.
Sau khi sinh, bé khóc yếu, tím tái, được cấp cứu ngay tại phòng mổ. Chẩn đoán sơ bộ, các bác sĩ xác định em bị suy hô hấp và tắc ruột non bẩm sinh.
Kết quả khám lâm sàng, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh cho thấy có hình ảnh ruột non kích thước 20mm, tăng nhu động, các quai ruột phía dưới xẹp, 4 giờ sau chụp X-quang có hình ảnh thuốc cản quang xuống đến hỗng tràng.
Sau khi hội chẩn, các bác sĩ chỉ định phẫu thuật mổ cấp cứu điều trị tắc ruột non bẩm sinh cho bé.
Ca phẫu thuật diễn ra trong hơn 1 tiếng đồng hồ. Các bác sĩ kiểm tra ổ bụng thấy toàn bộ các quai ruột quay dở dang, quai hỗng tràng cách góc Treitz khoảng 15cm có đoạn teo nhỏ, không có mạch nuôi do xoắn mạch ruột quay dở dang, dài 6cm, gây tắc hỗng tràng.
Các bác sĩ đã cắt đoạn hỗng tràng teo bị hoại tử đồng thời nối đoạn hỗng tràng lại cho trẻ.
Ca mổ thành công! Hiện tại, bệnh nhi đã ổn định và đang theo dõi tại Khoa Sơ sinh.
Nguyên nhân tắc ruột non
Theo các bác sĩ, tắc ruột non thường là dị tật bẩm sinh trong quá trình hình thành ruột.
Trẻ bị tắc ruột bẩm sinh, nếu không được chẩn đoán và xử lý kịp thời sẽ dễ dẫn đến nhiều biến chứng, thậm chí tử vong.
Dị tật bẩm sinh này thường xảy ra bởi:
- Phì đại tràng bẩm sinh (bệnh Hirschsprung)
- Liệt hồi tràng do phân su ( Meconium ileus)
- Lồng ruột (intussusceptions)
- Viêm ruột
- Viêm túi thừa (tình trạng các túi nhỏ phồng lên ở đường tiêu hoá bị viêm nhiễm)
- Xoắn đại tràng
Trong đó, nguyên nhân chủ yếu ở trẻ sơ sinh là lồng ruột. Đây là trạng thái bệnh lý khi một đoạn ruột chui lồng vào đoạn ruột tiếp theo khiến đường ruột bị bịt nút và thắt nghẹt. Lồng ruột tự phát là nguyên nhân gây tắc ruột thường gặp ở bệnh nhi dưới hai tuổi, đa số là kiểu lồng hồi – đại tràng.
Nguyên nhân dẫn đến lồng ruột đến nay vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, có một số giả thuyết cho rằng lồng ruột xảy ra là do kích thước ruột có sự mất cân đối, do quá sản tế bào lympho, do polip đại tràng, hoặc do viêm đường hô hấp trên hay bệnh viêm đường ruột do virus.
Cách hạn chế bệnh tắc ruột non bẩm sinh
Do nguyên nhân chưa được làm rõ, nên cách tốt nhất có lẽ vẫn là phòng bệnh.
Trước khi sinh
- Người mẹ cần tiêm phòng đầy đủ trước khi có ý định mang thai.
- Trong quá trình mang thai cần nghỉ ngơi và vận động hợp lý, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, tránh tiếp xúc với môi trường độc hại.
Sau khi sinh
- Trường hợp trẻ sinh non, bố mẹ cần chú ý chăm sóc hệ tiêu hoá của trẻ.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống cho trẻ để ngăn chặn tình trạng tắc ruột, tránh chất béo và các thực phẩm khó tiêu hoá.
Ngoài ra, việc phát hiện sớm là điều kiện tiên quyết giúp bệnh không tiến triển nặng. Bố mẹ hãy cố gắng nhận ra những dấu hiệu bất thường ở con. Nếu như dấu hiệu không rõ ràng, hãy nhờ đến máy móc.
Một số phương pháp chẩn đoán tắc ruột non bẩm sinh như:
- Chụp X-Quang
- Chụp cắt lớp CT
- Siêu âm
Đừng tiếc tiền! Bởi có những thứ không thể mua được bằng tiền!
Tính mạng của con cái là một ví dụ!
Theo VietTimes
Xem thêm:
TẮC RUỘT Căn bệnh nguy hiểm đe dọa tính mạng của trẻ 3 tháng tuổi 2 năm tuổi
Sinh mổ chủ động Mẹ bầu hãy tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi quyết định!
Chăm sóc bé sơ sinh 1 tháng tuổi như thế nào để bé luôn phát triển khoẻ mạnh