Nhiều phụ huynh tìm mọi cách để con có thể ngủ yên giấc vào đêm mà chưa biết tác dụng của ngủ trưa với bé sơ sinh.
Các chuyên gia đã gợi ý, ngủ ngon vào ban ngày không làm bé thức vào đêm. Mà ngược lại, ngủ đều đặn vài giấc ngắn buổi sáng và trưa có thể giúp nhiều vào ban đêm. Thật sự có phải như vậy?
Tác dụng của ngủ trưa với bé sơ sinh là gì?
Nghe có vẻ nghịch lý, nhưng những bé nhỏ mệt mỏi, thiếu ngủ sau một ngày dài lại không ngủ ngay mà thường quấy khóc, khó ngủ buổi tối. Việc bỏ qua giấc ngủ sáng và trưa thật sự có thể gây ra hậu quả mà không bố mẹ bỉm sữa nào mong muốn.
Nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, những bé nào có những giấc ngon lành ngắn đều đặn vào ban ngày, sẽ dễ đi ngủ đúng giờ và ngủ sâu hơn vào đêm. Ngoài ra, người ta nói khi ngủ trẻ con lớn lên. Những giấc ngủ ngắn, đều đặn có thể giúp trẻ phát triển toàn diện. Khi bé ngủ sâu, các hoạt động cơ thể sẽ diễn ra đều đặn để hỗ trợ sự phát triển trí não lẫn thể chất một cách tốt nhất.
Nhưng bố mẹ cũng nên hiểu là mỗi bé đều khác nhau. Và giấc ngủ trưa không đảm bảo chắc chắn sẽ làm bé ngủ xuyên đêm. Tuy nhiên, việc tạo được một “lịch trình đi ngủ” với thời gian biểu mỗi sáng, trưa và tối, lặp lại mỗi ngày. Sau một thời gian sẽ hình thành thói quen ngủ, giúp bé cứ đến giờ là sẵn sàng yên giấc.
Ngủ trưa thế nào cho đúng?
Thông thường bé sơ sinh từ 4 đến 12 tháng được khuyên ngủ từ 12 đến 16 giờ mỗi ngày, bao gồm cả ban ngày và ban đêm. Và thông thường cách mỗi giấc khoảng 4 giờ. Nhưng như đã nói, mỗi bé có một lượng thời gian ngủ khác nhau. Và thức 4 giờ liên tục cũng khá mệt cho bé sơ sinh.
Có thể con bạn sẽ không tuân theo quy luật thông thường này. Nhưng bạn có thể dễ dàng nhận ra bé thiếu ngủ hay không.
Nếu con bạn quấy khóc, cáu kỉnh, dụi mắt, khó ngủ và mơ màng ít nhạy bén hơn bình thường. Chứng tỏ bé cần được ngủ nhiều hơn ban ngày. Kết hợp với số giờ ngủ cần thiết ở độ tuổi bé như ở trên, bạn có thể có sự điều chỉnh và lập thời gian biểu ngủ trưa mới.
Để bé ngủ yên vào bạn đêm, bạn cũng nên tập thói quen đưa bé vào giấc theo thời gian biểu mới này. Tuy nhiên, bố mẹ dù có mệt vì chăm con đến đâu, cũng nên nhớ là “ngủ xuyên đêm” của trẻ sơ sinh tối đa chỉ 6 giờ thôi. Đừng cố ép con ngủ nhiều hơn nhé.
Thiết lập thời gian biểu đi ngủ
Như vậy, để vượt qua những đêm mất ngủ và mệt phờ vì thức chăm con, bố mẹ nên bắt đầu lập thời gian biểu đi ngủ. Và lặp lại đều đặn hàng ngày để trở thành thói quen.
Tất nhiên việc đưa bé vào khuôn khổ cần rất nhiều thời gian, công sức và cả… nước mắt. Tuỳ thuộc vào mức độ hợp tác của cô,cậu nhóc. Thử tưởng tượng cảnh bé quấy khóc mà bạn lại không được đến gần vỗ về sẽ khó chịu thế nào rồi đấy.
Mỗi bậc phụ huynh cũng có sức chịu đựng và chiều con khác nhau, mỗi bé cũng có khả năng thoả hiệp riêng. Vì thế mà quá trình tạo thói quen thời gian biểu cũng khác nhau. Quan trọng là bạn có quyết tâm.
Một số cách mà phụ huynh có thể tham khảo
- Thay đổi chậm rãi từng chút một. Chằng hạn như bé đang ngủ 4 giấc một ngày và bạn muốn cắt còn 2 giấc. Hãy tập cắt dần từng giấc một, chậm rãi cho bé thích ứng.
- Tạo thói quen ngủ ngày và đêm giống nhau. Cố gắng cho bé ngủ trưa đúng chiếc nôi/giường bạn đặt bé vào ban đêm. Cảm giác thoải mái và quen thuộc sẽ tạo bé cảm giác: à đây là nơi để ngủ.
- Nhận ra dấu hiệu buồn ngủ. Dụi mắt, quấy khóc, mơ màng có thể là dấu hiệu bé cần đi ngủ mà bạn dễ dàng nhận ra.
- Ru bé ngay khi mới bắt đầu buồn ngủ. Tránh đợi đến khi bé thật sự mệt mới đặt xuống giường. Bởi khi quá buồn ngủ, bé sẽ ngủ không sâu và dễ giật mình.
- Chọn thời gian biểu phù hợp với bạn. Hãy chọn khung giờ bạn có thể cho bé ngủ đều đặn mỗi ngày tại nhà. Tránh sắp lịch giờ làm hoặc giờ đón bé lớn.
- Linh hoạt một chút cũng được nếu bạn có việc bất ngờ phải ra ngoài. Khi đó có thể cho bé ngủ trên nôi trong xe hay trong xe đẩy.
- Thử nằm xuống ngủ cùng con, cảm giác gần gũi làm con ngủ ngon hơn. Và bạn cũng tranh thủ được một giấc.
Tác dụng của ngủ trưa không đảm bảo chính xác bé sẽ ngủ tối nhiều. Nhưng việc thiết lập thời gian biểu đi ngủ đều đặn cho bé chắc chắn có lợi, cho bé và cho bố mẹ. Ngủ đúng giờ và đều đặn giúp bé phát triển tốt hơn, tinh thần thoải mái hơn.
Xem thêm:
- Hãy thôi hôn trẻ sơ sinh vì đó là hành động cướp đi con của người khác
- 3 Dấu hiệu giúp bố mẹ biết chính xác thời điểm bắt đầu cho bé ăn dặm
- Bật mí cách giúp bố mẹ gắn bó với con theo từng lứa tuổi