Chọn tã dán sơ sinh cho con thế nào để vừa kinh tế lại an toàn, giúp bé không hăm đỏ?

Điều đầu tiên mà các bậc phụ huynh cân nhắc trong việc nên dùng tã dán hay tã quần đó là giá thành của sản phẩm. Giá thành của tã dán rẻ hơn nhiều so với tã quần, vì vậy sẽ tiết kiệm được một phần cho gia đình.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tã dán sơ sinh là vật dụng không thể thiếu trong quá trình chăm sóc con cái. Thông thường tã dán sơ sinh được thiết kế có hình dạng giống chiếc quần nhưng có 2 miếng dán ở 2 bên cạnh sườn của bé để cố định. Công dụng thấm hút của tã dán và tã quần là như nhau. Vậy mẹ nên chọn tã dán hay tã quần?

  • Nên chọn tã dán sơ sinh hay tã quần cho con?
  • Cách thay tã dán cho bé đúng cách
  • Một số lưu ý cho mẹ khi sử dụng tã dán sơ sinh cho bé yêu

Nên chọn tã dán sơ sinh hay tã quần cho con?

Theo ông Mark Thornton – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển ngành hàng chăm sóc trẻ em khu vực châu Á – Thái Bình Dương chia sẻ: ” Trung bình mỗi đêm trẻ sơ sinh một tháng tuổi trở mình 10 lần và đi vệ sinh khoảng 12 lần. Một trong những nguyên nhân làm cho trẻ khó chịu khi ngủ chính là sự ẩm ướt của miếng lót sơ sinh. Trẻ sẽ ngủ ngon và sâu giấc hơn khi khu vực vòng ba của trẻ khô thoáng. Chính vì vậy tả dán sơ sinh đã ra đời và làm tốt nhiểm vụ này. Tả dán sơ sinh sẽ thấm hút tốt, giữ cho mông của bé khô thoáng suốt 12 giờ. Nhờ vậy tả dán đã giúp giảm đến 50% nguy cơ khiến trẻ bị hăm tã.”

(Nguồn ảnh: Unplash)

Ưu điểm của tã dán sơ sinh

Điều đầu tiên mà các bậc phụ huynh cân nhắc trong việc nên dùng tã dán hay tã quần đó là giá thành của sản phẩm. Giá thành của tã dán rẻ hơn nhiều so với tã quần, vì vậy sẽ tiết kiệm được một phần cho gia đình.

Thêm nữa, số lượng miếng nhiều, kinh tế hơn. Với các gia đình “dẻo chân”, hay đi chơi và ưu du lịch, thì kích thước miếng tã nhỏ gọn, thuận tiện cho việc mang theo ra ngoài. Miếng dán có thể dính đi dính lại nhiều lần, dễ dàng điều chỉnh độ rộng để vừa vặn với cơ thể con. Quan trọng, da bé không bị bao bọc nhiều, dễ dàng tiếp xúc với không khí và thông thoáng hơn tã quần.

Nhược điểm của tã dán sơ sinh

  • Khi thay tã phải đặt bé nằm xuống, điều này gây khó khăn nếu cha mẹ mới làm quen lần đầu hoặc bé quá hiếu động
  • Miếng dán không mềm, nếu da bé quá nhạy cảm thì phần tiếp xúc với miếng dán dễ bị mẩn đỏ.
  • Với các bé vận động nhiều, tã dán không chống tràn được tốt như tã quần
  • Cuối cùng, khả năng thấm hút và thời gian sử dụng ngắn của tã dán sẽ khiến ba mẹ phải suy nghĩ kỹ hơn trong việc nên chọn tã dán hay bỉm quần.

Bạn có thể xem:

Tã em bé – Hãy cùng so sánh xem loại nào tốt và rẻ!

Cách thay tã dán cho bé đúng cách

 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  1. Mở miếng tã mới, nâng 2 vách bên trong lên để chống tràn.
  2. Đặt trực tiếp tã mới dưới tã cũ. Kéo cho phần trên của tã mới lên, đến khi cao gần bằng rốn của bé.
  3. Tháo tã cũ: Bé nhà bạn có thể sẽ tiểu tiện hoặc đại tiện ngay khi bạn thay tã cho bé. Nhưng hãy cứ bình tĩnh!
  4. Mẹ Dùng khăn lau nhẹ phân dính ở mông bé và Nhẹ nhàng nâng mông bé lên và kéo tã cũ ra.
  5. Lau sạch phần phân còn dính lại trên người bé. Cẩn thận không được mạnh tay khi kéo chân bé.
  6. Bước quan trọng nhất, thay tã! Mẹ đặt tay lên phần vách chống tràn bên trong tã để nâng và kéo chúng lên khỏi rốn bé. Đảm bảo rằng tã phải vừa khít, che phủ toàn bộ mông bé. Đối với bé trai, hãy chừa khoảng không vừa phải cho hạ bộ của bé.
  7. Ấn cạnh của tã xuống và kéo miếng băng dán qua. Đảm bảo 2 bên phải cân đối trước khi dán lại.
  8. Dán chặt miếng băng dán và ấn nhẹ ở phía sau để miếng băng dán cố định (Băng dán có thể dán lại nhiều lần)
  9. Dùng tay để điều chỉnh các mép của rãnh chống tràn xung quanh đùi dựng lên và đảm bảo rằng tã che phủ toàn bộ mông bé. Nếu các rãnh chống tràn quanh đùi không được dựng lên hoặc tã bị lỏng sẽ gây ra tràn.
  10. Cuối cùng là xử lý chiếc tã cũ đã bẩn: Bỏ phân dính trên tã đã dùng vào bồn cầu. Cuốn gọn miếng tã, cố định bằng miếng băng dán hai bên và bỏ vào thùng rác.

Một số lưu ý cho mẹ khi sử dụng tã dán sơ sinh cho bé yêu:

Mẹ nên thay tã đúng cách:

Nếu mẹ cho bé mặc tã nhưng không thay thường xuyên, làn da nhạy cảm của bé sẽ tiếp xúc lâu hơn với các enzyme trong chất thải lưu trú, gây kích ứng bề mặt da và chứng hăm tã. Vì vậy, mẹ nên thay tã cho bé 2-3 giờ mỗi lần hoặc ngay sau khi bẩn.

Thay tã đúng cách để giúp trẻ ngủ ngon hơn (Nguồn ảnh: Unplash)

Bạn có thể xem:

Thực hành thao tác vệ sinh cẩn thận và sạch sẽ cho bé:

Sau mỗi lần thay tã, mẹ cần chú ý vệ sinh cho bé sạch sẽ với nước hoặc khăn ướt trẻ sơ sinh, đặc biệt với những vùng da có nhiều nếp gấp như bẹn hoặc kẽ đùi. Điều này giúp bé tránh tiếp xúc với các chất thải bám từ tã lên làn da non nớt.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sau đó, mẹ nên lau khô, bôi một lớp kem chống hăm hoặc phấn rôm vừa phải để tạo lớp bảo vệ, ngăn cách da bé với chất thải của chính mình. Tã giấy bẩn nên bỏ đi, tránh sử dụng lại.

Chọn tã dán phù hợp

Không ít mẹ nghe lời mách nước của bạn bè, mà chọn mua thật nhiều loại tã giấy của bé khác cho con trước khi sinh. Tuy nhiên, làn da của mỗi trẻ là khác nhau. Mẹ thông thái nên mua lượng nhỏ, thấu hiểu làn da em bé của mình và cân nhắc thật kỹ khi chọn lựa loại tã phù hợp. Ở giai đoạn sơ sinh, nhất là vào ban đêm, sử dụng tã dán sơ sinh sẽ thấm hút tốt hơn, giúp bé có giấc ngủ sâu.

Theo: Theasianparent

Nguồn tham khảo: 5 mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon xuyên đêm mẹ nên biết – Vnexpress

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Ele Luong