9 kiểu sưng phù của mẹ bầu và mẹo hay giúp mẹ đỡ đau nhức trong thai kỳ

Nguyên nhân gây ra tình trạng bị phù chân khi mang thai của mẹ bầu là do những thay đổi hormone trong thai kỳ như lượng máu tăng lên nhiều để nuôi dưỡng thai nhi, lượng máu này sẽ dồn về đôi chân nhiều hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bị phù chân khi mang thai nguyên nhân do đâu? Đây là thắc mắc của nhiều mẹ bầu, bởi phù chân là tình trạng thường gặp trong thai kỳ. Mẹ hãy tham khảo bài viết để hiểu rõ về triệu chứng này nhé!

  • Phù bàn chân
  • Môi sưng hơn bình thường
  • Bầu ngực căng, tức và sưng hơn
  • Mũi nở to
  • Bắp chân cũng sưng hơn
  • Mặt sưng
  • Lợi sưng
  • Giãn tĩnh mạch
  • Vùng kín cũng sưng đến ngạc nhiên

Trong quá trình bầu bí, cơ thể người mẹ sẽ có nhiều thay đổi, từ làn da, mái tóc, khuôn mặt cho đến chân tay. Một trong những điều dễ nhận thấy nhất là các mẹ thường bị “phù” hơn so với bình thường. Những thay đổi về hoóc môn, cơ thể sản sinh ra nhiều máu để nuôi dưỡng em bé đều khiến bà bầu “sưng” to hơn ở một số bộ phận. Dưới đây là 9 kiểu sưng phù khi mang thai mà mẹ sẽ phải chuẩn bị tinh thần.

Phù bàn chân

9/10 mẹ bầu sẽ gặp phải hiện tượng bị phù chân khi mang thai từ tháng thứ 6-7 trở đi. Nó không gây ra nguy hiểm cho thai nhi nhưng có thể khiến mẹ mất tự tin và hơi khó chịu trong khi đi lại.

Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Thị Hiên - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang cho biết “Nguyên nhân gây ra tình trạng phù chân của mẹ bầu là do những thay đổi hormone trong thai kỳ như việc lượng máu tăng lên nhiều để nuôi dưỡng thai nhi, lượng máu này sẽ dồn về đôi chân nhiều hơn. Bên cạnh đó, trọng lượng của mẹ bầu tăng từ 9 tới 12kg tạo nên sức ép lên đôi chân cũng khiến chúng sưng phù và gây khó khăn cho mẹ”.

Mẹo cho mẹ bầu: Ngâm chân trong nước ấm với thảo dược như lá chanh, sả, gừng, … sẽ giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn.

Môi sưng hơn bình thường

Thay đổi hoóc môn cộng với lượng chất lỏng dự trữ trong cơ thể tăng lên sẽ dễ khiến môi mẹ bầu sưng hơn bình thường.

Mẹo cho mẹ bầu: Dưỡng môi bằng dầu o-liu hoặc mật ong sẽ giúp cho môi ẩm và mịn màng hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ có thể quan tâm:

Mẹ bầu có được dùng son môi trong thai kỳ?

Bầu ngực căng, tức và sưng hơn

Quá trình cơ thể thay đổi để chuẩn bị cho ngày bé chào đời giúp mẹ có kích cỡ bầu ngực lớn hơn nhưng cũng nhiều khó chịu hơn.

Mẹo cho mẹ bầu: Chọn loại áo ngực phù hợp trong thai kỳ có thể giảm bớt phần nào sự căng tức.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bầu ngực căng, tức và sưng hơn (Nguồn ảnh: Dantri)

Mũi nở to

Một vài mẹ thường có xu hướng mũi to và đỏ hơn khi bước vào 3 tháng mang thai cuối cùng. Quan niệm dân gian cũng cho rằng, mẹ mũi to thường sẽ sinh bé gái.

Mẹo cho mẹ bầu: Khuôn mặt thay đổi khi bầu bí có thể khiến mẹ không tự tin. Nhưng mẹ chỉ cần chú ý chăm sóc da mặt, trang điểm nhẹ mỗi khi đi ra ngoài là ổn.

Bắp chân cũng sưng hơn

Mẹ bầu thường có hiện tượng này từ các tháng thứ 6-7 trở đi do cân nặng thai nhi tăng lên. Chân phù thường kèm theo đau nhức đầu gối nên mẹ bầu dễ mất ngủ vào thời gian này.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bị phù chân khi mang thai mẹ nên làm gì? (Nguồn ảnh: Dantri)

Mẹo cho mẹ bầu: Không nên đứng quá lâu hay ở một tư thế nào đó trong cả tiếng đồng hồ. Tốt nhất hãy xen kẽ giữa đứng và nghỉ. Lựa chọn giày dép phù hợp trong giai đoạn này cũng giúp mẹ dễ chịu hơn.

Mặt sưng

Đây thực sự là hiện tượng không mẹ bầu nào mong muốn. Nhưng mẹ hãy chịu khó một chút. Sau sinh con, hiện tượng này sẽ biến mất và mẹ sẽ lại sinh đẹp như xưa.

Tăng cường các thực phẩm có vitamin C trong bữa ăn (Nguồn ảnh: Vnexpress)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹo cho mẹ bầu: Tăng cường các thực phẩm có vitamin C trong bữa ăn hàng ngày, chăm sóc da mặt và trang điểm nhẹ nhàng sẽ giúp mẹ tự tin hơn.

Lợi sưng

Nhiều mẹ sẽ gặp phải tình trạng sưng lợi, chảy máu chân răng nhiều hơn.

Mẹo cho mẹ bầu: Khám răng trong thai kỳ là điều mẹ nên làm để đảm bảo sức khỏe của mình. Vệ sinh răng miệng hàng ngày, dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng, xúc miệng nước muối sẽ giúp mẹ cải thiện được tình trạng này.

Giãn tĩnh mạch

Các mạch máu giãn ra thành những vết chằng chịt xanh thẫm trên chân không những trông khó coi mà còn khiến mẹ bầu dễ bị đau nhức.

Mẹo cho mẹ bầu: Không đứng quá lâu hoặc ngồi chân không chạm đất. Chú ý tư thế ngồi khi làm việc sẽ giúp máu lưu thông tốt  hơn. Mẹ có thể tham khảo loại tất dành cho bà bầu bị giãn tĩnh mạch.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ có thể quan tâm:

Giãn tĩnh mạch khi mang thai 

Vùng kín cũng sưng đến ngạc nhiên

Hiện tượng sưng phồng, đặc biệt là môi trên của “cô bé” thường xảy ra nhiều hơn vào những tháng cuối cùng của thai kỳ. Trọng lượng thai nhi tăng dần khiến vùng xương chậu bị đè nén, lượng máu nhiều hơn cũng khiến vùng kín “nở” ra. Nhưng có một điều mẹ có thể an ủi là cô bé lớn hơn cũng tạo ra nhiều khoái cảm trong thai kỳ hơn.

Mẹ cần chăm sóc vùng kín sạch sẽ, khô ráo để tránh hiện tượng viêm nhiễm khi mang thai, phòng trường hợp sinh non và gây ảnh hưởng tới thai nhi.

9 kiểu sưng phù khi mang thai trên đây mẹ có thể gặp một hoặc đồng thời. Chịu khó kiên nhẫn và thích nghi với những thay đổi này sẽ giúp mẹ cảm thấy không còn quá mệt mỏi với quá trình bầu bí nữa.

Nguồn tham khảo: Những điều cần biết về phù chân ở bà bầu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Minh Hương