Mách mẹ bỉm cách nhận biết sữa mẹ mát hay nóng và tìm ra nguyên nhân

Sữa mẹ là một trong những nguồn cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Có lẽ bởi vì lý do đó, rất nhiều mẹ bỉm sữa thường lo lắng và quan tâm về vấn đề sữa mẹ nóng hay mát. Tuy nhiên, làm thế nào để nhận biết sữa mẹ mát hay nóng cũng như cách khắc phục hiệu quả thì không phải mẹ nào cũng nắm rõ.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính cần thiết cho trẻ sơ sinh

1. Làm thế nào để nhận biết sữa mẹ mát hay nóng?

Trên thực tế, theo các chuyên gia nghiên cứu, vẫn chưa thể chứng minh được thế nào là sữa mẹ nóng và thế nào là sữa mẹ mát. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian được truyền từ nhiều thế hệ, thường các cụ sẽ nhìn vào những biểu hiện của trẻ để phân loại sữa mẹ thành nóng và mát. Cụ thể:

Dấu hiệu sữa mẹ nóng

Khi ăn sữa mẹ mà bé chậm lớn, chậm phát triển, còi cọc, ít tăng cân thì tức là sữa mẹ bị nóng. Sữa mẹ nóng còn khiến cho bé hay gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón,… Trẻ bú sữa mẹ nóng cũng hay ốm vặt hơn những trẻ khác.

Dấu hiệu sữa mẹ mát

Đối với những bé phát triển toàn diện và khỏe mạnh, mọi người sẽ cho rằng nhờ vào sữa mẹ mát. Khi được nuôi bằng sữa mát, trẻ sẽ ít bị ốm vặt, tăng trưởng đều đặn, hệ tiêu hóa hoạt động tốt.

Sữa nóng làm bé chán ăn

2. Tác động của sữa mẹ nóng đến trẻ sơ sinh

  • Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Kinh nghiệm dân gian cho thấy, do hệ tiêu hóa non nớt, vì vậy bé có thể bị rối loạn tiêu hóa nếu như bé ăn sữa mẹ nóng. Những biểu hiện cụ thể như bé đi ngoài phân lỏng, nhiều nước, đi nhiều lần trong ngày, phân xấu lổn nhổn, bụng hay bị sôi và bé hay quấy khóc. Trường hợp bé đi ngoài lâu ngày, các mẹ cần xét nghiệm phân để xác định bé có bị hội chứng không dung nạp lactose trong sữa mẹ hay không
  • Trẻ không bú, hoặc bú ít thậm chí bỏ cữ bú. Mỗi lần cho bé ti, bé lại đẩy bầu vú của mẹ và từ chối nhận nguồn sữa này vì sữa không còn thơm ngon và có ít chất dinh dưỡng
  • Suy giảm sức đề kháng. Trẻ ăn sữa nóng khiến lượng dinh dưỡng được cung cấp nghèo nàn hơn làm cho sức đề kháng bị suy giảm
  • Trẻ bị nổi mề đay, mụn nhọt. Ăn sữa mẹ nóng có thể làm tăng thân nhiệt của trẻ, khiến bé bị nóng trong và sinh ra mụn nhọt
  • Trẻ khó tăng cân hoặc lên cân chậm. Đây là biểu hiện rõ ràng và quen thuộc nhất việc một người mẹ cho con bú hoàn toàn bị chê là sữa mẹ nóng. Nhiều mẹ sữa bị cho rằng chăm con không mát tay nên con cứ gầy còm mãi không lớn. Tuy nhiên lý do thực tế là do sữa nóng ít dinh dưỡng nên làm chậm sự phát triển của trẻ

Nguyên nhân làm cho sữa mẹ nóng

Chế độ dinh dưỡng của mẹ cho con bú vô cùng quan trọng

Sức khoẻ của mẹ

Thời tiết thay đổi, mất ngủ, mệt mỏi… làm mẹ bị nóng trong và sức khỏe suy yếu sẽ khiến chất lượng sữa giảm. Lúc này mẹ nên cho mình thời gian nghỉ ngơi đầy đủ, cũng như đừng quên uống nhiều nước. Sữa mẹ có thành phần chính là nước. Nước còn giúp thanh lọc cơ thể, tránh tình trạng nóng trọng. Các mẹ nên uống 2-2,5 lít nước/ngày để có nguyên liệu sản xuất sữa. Bên cạnh đó, mẹ nên uống bổ sung các loại nước lợi sữa như nước lá đinh lăng, nước chè vằng, nước đậu đen, nước gạo rang,…

Sinh hoạt không hợp lý

  • Thực đơn hàng ngày có chứa nhiều thực phẩm cay nóng: Những thực phẩm cay nóng như ớt, tỏi, mù tạt,… không chỉ không tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu mà còn ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Thay vào đó, mẹ nên ăn nhiều những thực phẩm có tác dụng làm mát cơ thể, thanh nhiệt giải độc như rau xanh và trái cây. Cụ thể, các loại rau nhiều dinh dưỡng và có tác dụng giảm nóng trong thường là dưa chuột, rau ngót, đu đủ, cải xoăn, rau bina,…
  • Thức khuya: Thói quen thức khuya gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe của mẹ. Nếu không phải thức chăm con, mẹ nên ngủ sớm để cơ thể có thời gian tái tạo năng lượng sau 1 ngày hoạt động. Thức khuya làm tăng nguy cơ bị nóng khiến chất lượng sữa giảm
  • Ảnh hưởng của thuốc tây khi đang cho con bú mẹ: Sử dụng thuốc Tây trong thời gian dài có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như nóng trong, lở miệng,… Thuốc Tây có thể khiến sữa mẹ bị thay đổi thành phần và khiến sữa mẹ không còn nhiều dinh dưỡng. Vì vậy tốt nhất mẹ nên hạn chế sử dụng, hoặc nếu mẹ phải uống thuốc, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ
  • Sử dụng các chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá,… đều là các thành phần có ảnh hưởng không tốt đến chất lượng sữa mẹ

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

hienpham