Nhiều chị em phụ nữ cho rằng, sau khi đứa trẻ ra đời thì “nơi ấy đã tan hoang”. Tuy nhiên, sự thật về sàn chậu sau sinh không kinh khủng như bạn nghĩ.
Sàn chậu bao gồm 3 hệ thống. Đầu tiên là hệ thống sinh dục (tử cung, âm đạo). Tiếp theo là hệ thống niệu dưới (bàng quang, niệu đạo). Và cuối cùng là hệ thống tiêu hóa dưới (trực tràng, hậu môn). Rất nhiều chị em lo lắng các bộ phận trên sẽ không còn lành lặn sau khi sinh con. Tuy nhiên thực tế không hẳn như vậy. Sàn chậu hoàn toàn có thể phục hồi bình thường nếu mẹ bỉm biết cách luyện tập và chăm sóc.
Sự thật về sàn chậu sau sinh thứ nhất: Nơi ấy cũng cần tập thể dục
Sàn chậu được hình thành từ nhiều khối gân và cơ đan xen nhau. Chúng bám chắc vào thành bụng và xương mu. Trong đó hai bên là xương chậu hông, phía sau là cột sống thắt lưng xuống đến xương cụt.
Khi mang thai vùng sàn chậu bị tác động nhiều nhất. Vì thế, phụ nữ sau sinh thường bị rỉ nước tiểu khi cười hoặc ho. Những vấn đề tế nhị đó khiến không ít chị em mất tự tin. Để khắc phục tình trạng này, phụ nữ nên cho sàn chậu được tập thể dục. Vì sự thật sàn chậu vốn thuộc nhóm cơ. Nơi tiếp nhận chuông trình tập luyện trước tiên chính là âm đạo.
Tình trạng bị són tiểu sau sinh là bình thường và sẽ diễn ra trong một thời gian ngắn. Nếu bị chấn thương khi sinh mổ hoặc bị rạch tầng sinh môn thì thời gian này sẽ lâu hơn. Nhiều trường hợp có thể kéo dài tới ba tháng.
Sự thật về sàn chậu sau sinh thứ hai: Lỏng lẻo
Thai kỳ và quá trình sinh đẻ làm cơ sàn chậu bị kéo giãn ra. Vì thế sau sinh, bạn sẽ có cảm giác cơ sàn chậu của mình lỏng lẻo. Một trong những biểu hiện của việc này là bạn thấy mình hay bị són tiểu. Tuy nhiên, cái hay của cơ sàn chậu chính là khả năng có thể phục hồi. Như đã nói, sàn chậu là dạng cơ bắp, để phục hồi cơ, bạn cần phải cho cơ tập thể dục. Một trong những vài tập hiệu quả dành cho cơ sàn chậu chính là tập Kegel.
Sự thật về sàn chậu sau sinh thứ ba: Không phải ai cũng có thể tập Kegel
Dù giúp phục hồi sàn chậu, bài tập Kegel có khi gây tổn thương cho bàng quang. Vì thế, khi tập Kegel, bạn hãy chắc rằng bàng quang hoàn toàn trống rỗng. Vì khi bàng quang đang đầy hoặc còn nước tiểu, bài tập Kegel sẽ khiến bạn đau. Trong một số trường hợp thậm chí bạn có thể bị rò rỉ nước tiểu.
Sự thật về sàn chậu sau sinh thứ tư: Đau vùng chậu tuy phổ biến nhưng cũng nhiều tai biến
Có nhiều kiểu đau vùng chậu mà phụ nữ gặp phải khi mang thai và sau sinh. Tuy nhiên, khi cơn đau âm ỉ kéo dài từ vài tuần đến vài tháng sau sinh, bạn nên đi khám. Bởi vì những cơn đau này liên quan đến nhiều bệnh nguy hiểm. Điển hình gồm có u xơ tử cung và ung thư cổ tử cung v.v…
Sự thật về sàn chậu thứ năm: Quan hệ tình dục vẫn đạt khoái cảm
Sau sinh, bạn có thể khi khô âm đạo hoặc việc tầng sinh môn bị rạch khiến bạn bị đau. Tuy nhiên, khi bạn đã sẵn sàng thì bạn vẫn có thể đạt khoái cảm khi quan hệ tình dục. Bởi vì nếu các cơ sàn chậu còn căng hoặc có trương lực cao, bạn có thể gặp khó khăn hơn khi đạt cực khoái.
Sự thật về sàn chậu thứ sáu: Bạn có thể bi sa tử cung
Khoảng sáu tuần sau sinh, nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây thì bạn nên tìm gặp bác sĩ. Đau bụng âm ỉ, són tiểu, khó tiểu, táo bón kéo dài, nhịp tim nhanh, hạ huyết áp… Bởi vì chúng là dấu hiệu chó thấy có khả năng bạn bị sa tử cung.
Sự thật về sàn chậu thứ 7: Vật lý trị liệu là lựa chọn tốt nhất
Sau sinh, phụ nữ thường thấy nặng và khó chịu ở vùng bụng và sàn chậu. Nếu tập tăng sức mạnh có thể gây đau bụng, đau lưng hoặc sa tử cung… Vật lý trị liệu sau sinh bằng cách chèn ngón tay vào âm đạo và cảm nhận sự co thắt. Khi khả năng co thắt tăng lên đồng nghĩa với việc tập vật lý trị liệu hiệu quả. Các bạn nữ nên chú ý là thời gian co thắt cũng cần được tăng lên. Từ phương pháp này, phụ nữ kiểm soát cơ, phòng ngừa các biến chứng thứ phát. Ngoài ra, vật lý trị liệu còn ngừa các biến chứng như đau cột sống hay khung chậu. Từ đó sẽ giúp giảm nguy cơ són tiểu rất hiệu quả.
Hãy tìm cho mình một bác sĩ có chuyên môn về vật lý trị liệu
Bạn nên tìm cho mình một bác sĩ tư vấn và trị liệu vật lý vùng sàn chậu. Làm theo những gì bác sĩ tư vấn và hướng dẫn, bạn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực.
Sàn chậu sau khi sinh là một hiện tượng rất phổ biến. Và cách cải thiện tình trạng khó chịu này cũng không quá khó để thực hiện. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có cái nhìn đúng đắn hơn về vấn đề này. Từ đó bạn sẽ bớt đi lo lắng nhiều về những vấn đề mà sàn chậu sau sinh gây ra.
Theo healthline.com
Xem thêm
Chấn thương sàn chậu và những hậu quả khôn lường nếu không điều trị sớm
7 điều bạn nên biết về vùng kín sau khi sanh em bé
Ê buốt vùng kín sau sinh và cách giảm đau tại nhà