Nhưng nhiều thai phụ bị sót nhau thai và không có sự can thiệp kịp thời nên gặp phải biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, các mẹ cần phải nhận biết rõ sót nhau thai có triệu chứng gì để được điều trị càng sớm càng tốt.
Vậy thì các mẹ hãy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây để hiểu rõ sót nhau thai được phân loại như thế nào, triệu chứng sót nhau thai là gì, nguyên nhân gây sót nhau thai và cách điều trị kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm…
Sót nhau thai sau sinh được phân loại như thế nào?
Sau khi em bé được sinh ra thì tiếp tục diễn ra quá trình sổ nhau thai. Tuy nhiên, một số thai phụ nhau thai không thoát ra bên ngoài dẫn đến sót nhau thai. Theo các bác sĩ sản khoa, sót nhau thai được chia làm 3 loại:
- Nhau tiền đạo là hiện tượng bánh nhau bám vào phần dưới ở dần mép cổ tử cung và các cơn co thắt không đủ mạnh để đẩy nhau ra bên ngoài.
- Có bong nhau thai và không thoát ra được bên ngoài là nhau đã tách khỏi tử cung nhưng không thể ra khỏi cơ thể.
- Nhau cài răng lược là nhau bám vào lớp niêm mạc căn bản của nội mạc tử cung nên quá trình sinh thường gặp trở ngại và có thể băng huyết sau sinh.
Sót nhau thai có triệu chứng gì?
Nếu sau khoảng 1 giờ sau sinh em bé mà nhau thai chưa được đẩy ra bên ngoài thì mẹ đã bị sót nhau. Vậy sót nhau thai có triệu chứng gì? Dấu hiệu mà sản phụ dễ nhận biết nhất là:
- Đau bụng liên tục hay âm ỉ ở vùng bụng dưới
- Dịch vẫn ra nhiều, có mùi hôi và nhiều chị em có thể bị băng huyết
- Sốt
- Tử cung co hồi rất kém
- Cảm thấy mệt mỏi, thậm chí bị choáng
Chú ý, với những phụ nữ lớn tuổi mang bầu, sinh non hay thời gian sinh quá lâu cũng dễ bị sót nhau thai.
5 nguyên nhân gây sót nhau thai các sản phụ cần biết
Sau khi trả lời được câu hỏi “sót nhau thai có triệu chứng gì”. Chị em có thể tìm hiểu 5 nguyên nhân chính làm sót nhau thai dưới đây:
- Nhau bám vào quanh tử cung và bánh nhau che hết cả cổ tử cung đã mở
- Các cơn co thắt tử cung chưa đủ mạnh mẽ để nhau được đẩy ra bên ngoài
- Nhau thai bám chặt và sâu vào thành cổ tử cung nên khi em bé chào đời cũng không thoát ra hết được
- Nhau thai vẫn bám vào vết sẹo mổ đẻ lần trước hay phẫu thuật tử cung của mẹ
- Cổ tử cung đóng quá sớm và một phần nhau thai bị giữ lại không theo được ra ngoài
Bố mẹ lưu ý, chỉ nên cắt dây rốn sau khi chúng đã làm tròn vai trò của mình là truyền máu giữa mẹ và bé. Khi đó, một cơn co thắt mạnh là đủ đẩy hết nhau thai ra bên ngoài.
Cách xử lý sót nhau thai sau sinh nhanh nhất giúp ngăn ngừa biến chứng xấu
Hiện nay, có rất nhiều cách xử lý khi thai phụ bị sót nhau thai. Trong đó, một số cách phổ biến dưới đây hay được áp dụng:
- Nhau thai thường được các bác sĩ lấy ra bằng phương pháp thủ công. Điều này, có thể khiến sản phụ bị nhiễm trùng sau sinh.
- Cách làm nhau thai thoát ra ngoài nhanh chóng là sử dụng thuốc làm giãn tử cung tức thì.
- Mẹ cho con bú cũng làm cho tử cung co bóp và nhanh chóng đẩy được nhau thai ra.
- Nhiều mẹ sau sinh chỉ cần đi tiểu cũng đã tạo áp lực và nhau thai theo ra bên ngoài.
Khi thai sản được áp dụng tất cả các giải pháp trên mà nhau thai vẫn không thoát ra ngoài. Thì mẹ phải được bác sĩ phẫu thuật cấp cứu để loại hết nhau thai còn lại trong cơ thể.
Sót nhau thai có triệu chứng gì thì các mẹ bỉm sữa đã hiểu rõ. Nhưng điều đó cũng không thể ngăn cản được hiện tượng sót nhau thai. Do đó, các mẹ cần trình bày rõ với bác sĩ. Đặc biệt, những mẹ lần sinh đầu tiên đã gặp phải hiện tượng sót nhau thai.
Xem thêm:
-
Sinh non khi thai 24 tuần, em bé chỉ bằng ống xi lanh vẫn sống sót một cách thần kỳ
-
Bong nhau thai tháng cuối – Hiếm nhưng cực nguy hiểm mẹ bầu cần cảnh giác đề phòng
-
Nhau thai bám thấp – Mẹ bầu có nguy cơ dọa sinh non, không thể đẻ thường?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!