Sổ mũi ở trẻ sơ sinh - Làm thế nào để điều trị hiệu quả?

Trong năm đầu đời, phần lớn trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể bị sổ mũi, ho... Biết được nguyên nhân cũng như cách xử trí khi trẻ bị sổ mũi sẽ giúp ba mẹ có thêm kiến thức trên hành trình chăm sóc con.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sổ mũi ở trẻ sơ sinh là một triệu chứng phổ biến. Nó không phải là bệnh lý và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé, song nếu không có phương pháp điều trị hợp lý, chứng sổ mũi sẽ khiến bé khó chịu, dẫn đến quấy khóc, bỏ bú và mất ngủ. Vậy sổ mũi ở trẻ sơ sinh bắt nguồn từ những nguyên nhân nào? Các bậc phụ huynh có thể làm gì để giúp trẻ giảm bớt sự khó chịu? Hãy cùng tham khảo những "bí kíp bỏ túi" dưới đây nhé!

Nội dung bài viết:

  • Nguyên nhân gây sổ mũi ở trẻ sơ sinh
  • Cách điều trị
  • Những sai lầm cần tránh khi trẻ bị sổ mũi

Các nguyên nhân gây sổ mũi ở trẻ sơ sinh

1. Sự thay đổi của thời tiết

Niêm mạc mũi của trẻ sơ sinh vốn rất nhạy cảm. Không khí khô và thời tiết lạnh khiến cho dịch nhầy ở mũi của bé bị khô và tích tụ lại. Chúng sẽ lấp đầy các mạch máu và mô trong khoang mũi dẫn đến tình trạng nghẹt mũi và sổ mũi.

Nội dung cùng chủ đề

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị ốm mau khỏi, không kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ Nhi

2. Môi trường ô nhiễm gây nhiều vấn để cho hệ hô hấp của trẻ sơ sinh

Việc tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá... ngoài môi trường cũng dẫn đến tình trạng sổ mũi ở trẻ sơ sinh. Không chỉ vậy, nếu tiếp xúc lâu ngày, bé còn có nguy cơ mắc các chứng bệnh khác nguy hiểm hơn.

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sổ mũi (Nguồn ảnh: medlatec)

3. Chất gây dị ứng

Một số trẻ nhỏ sẽ bị kích ứng bởi mùi nước hoa, mùi sữa hoặc hương thơm từ các loại hoa đặc biệt. Sự kích ứng này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghẹt mũi và sổ mũi ở trẻ. Thông thường, sổ mũi do dị ứng sẽ kèm theo các triệu chứng như hắt hơi, đỏ mắt và nổi mẩn ngứa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

4. Cảm lạnh và cúm

Do hệ thống miễn dịch chưa phát triển toàn diện, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường bị cảm lạnh và cúm. Trong suốt những năm đầu đời, bé có thể bị cảm lạnh từ 6 đến 10 lần. Tình trạng cảm lạnh ở trẻ xuất hiện phổ biến hơn cúm, đồng thời biến chứng cũng ít nghiêm trọng hơn.

Bé sơ sinh bị sổ mũi do cảm lạnh thường kèm những triệu chứng như sốt nhẹ, đau họng, ho, chảy nước mắt. Trong khi đó, nếu bé sổ mũi do cúm thì thường có biểu hiện suy nhược, mệt mỏi và chán ăn, bỏ bữa.

Bí quyết điều trị sổ mũi ở trẻ sơ sinh

1. Nhỏ nước muối sinh lý và hút mũi cho trẻ sơ sinh

Với trẻ sơ sinh bị sổ mũi, cách vệ sinh mũi an toàn nhất là mẹ nên dùng nước muối sinh lý để nhỏ mũi cho con. Nước muối sinh lý giúp làm lỏng dịch nhầy đang tích tụ trong mũi bé. Khi nhận thấy con hắt hơi nhiều lần trong ngày, mẹ có thể nhỏ từ 3 - 4 lần. Đến lúc bé bắt đầu sổ mũi, mẹ cần tăng cường nhỏ 5 - 6 lần/ngày.

Nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ (Nguồn ảnh: vinmec)

Sau khi nhỏ, mẹ dùng dụng cụ hút mũi để hút sạch nước mũi. Các thao tác này nên được thực hiện trước giờ cho bé bú để bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

2. Thoa dầu giữ ấm vào lòng bàn chân để giảm sổ mũi

Khi vừa thấy bé hắt hơi, sổ mũi, các bậc phụ huynh có thể dùng dầu giữ ấm để bôi vào lòng bàn chân của con. Sau đó massage nhẹ nhàng. Bố mẹ cũng có thể xoa dầu vào ngực, bụng và lưng của bé. Cơ thể được giữ ấm sẽ giúp bé mau chóng hết sổ mũi.

Khi mua dầu, bạn nên lưu ý chọn các sản phẩm có thành phần tự nhiên. Dầu tràm và dầu khuynh diệp là hai loại được nhiều ông bố bà mẹ sử dụng nhất hiện nay.

Bạn có thể chưa biết

Trẻ bị sổ mũi xanh – Cách xử lý để con nhanh khỏi bệnh

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

3. Message vùng mũi và cho bé nằm nghiêng một bên

Nếu bé bị nghẹt mũi bên trái, hãy để bé nằm nghiêng về bên phải và ngược lại. Sau đó, bạn dùng ngón trỏ bấm nhẹ vào hai cánh mũi và day nhẹ. Thực hiện động tác này vài lần trong ngày để giúp nước mũi lưu thông. Từ đó con sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

4. Cho trẻ sơ sinh uống nhiều nước

Khi bé xuất hiện dấu hiệu sổ mũi, các mẹ có thể cho bé uống nhiều nước, sữa hoặc nước trái cây. Điều này giúp dịch mũi trở nên lỏng hơn và dễ làm sạch hơn.

5. Tắm nước nóng cho bé

Tắm nước nóng giúp giữ ấm cho cơ thể của bé. Bên cạnh đó, hơi nước nóng sẽ làm dịch ở mũi lỏng hơn. Nên mẹ có thể dễ dàng dùng dụng cụ hút mũi để hút sạch.

6. Giữ môi trường xung quanh thoáng mát, sạch sẽ để phòng sổ mũi ở trẻ sơ sinh

Để hạn chế tình trạng sổ mũi ở trẻ sơ sinh, việc giữ môi trường thoáng mát, sạch sẽ là vô cùng quan trọng. Các phụ huynh nên tránh để con nhỏ tiếp xúc với khói bụi từ bên ngoài. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn mua các loại dung dịch vệ sinh nhà cửa và xịt phòng với hương thơm dễ chịu. Tránh gây kích ứng đến chiếc mũi non nớt của bé.

Thông thường khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi, bố mẹ không cần đưa con đi khám bác sĩ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì bạn cần hỏi ý kiến của chuyên gia y tế như:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Trẻ sơ sinh sổ mũi kèm sốt cao trên 2 ngày
  • Sổ mũi kèm các triệu chứng cúm như lạnh run, đau ê ẩm khắp người, sốt, nôn ói…
  • Nghi ngờ có dị vật lọt vào mũi
  • Triệu chứng sổ mũi ở trẻ do dị ứng, trường hợp này nên mau chóng đến gặp bác sĩ để có cách điều trị hiệu quả.

Có thể rửa mũi cho trẻ nhưng không nên rửa quá nhiều lần (Nguồn ảnh: medlatec)

Những sai lầm cần tránh khi trẻ bị sổ mũi

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Lộc - nguyên phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, khi chăm sóc trẻ bị sổ mũi, nhiều phụ huynh mắc phải những sai lầm nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, cụ thể là:

  • Dùng nước ép tỏi trộn với nước muối sinh lý nhỏ vào mũi bé. Nước ép tỏi dễ gây nóng rát, phù nề, làm bỏng niêm mạc mũi của trẻ, nhất là trẻ sơ sinh
  • Dùng miệng trực tiếp hút mũi cho trẻ, hút mũi sai kỹ thuật: cả 2 hành động này đều chỉ khiến tình trạng của bé nặng thêm mà không cải thiện được gì
  • Rửa mũi quá nhiều lần làm mất đi chất nhầy tự nhiên trong khoang mũi, làm teo niêm mạc mũi, ảnh hưởng đến chức năng thở, khứu giác.

Nguồn tham khảo: Sai lầm khi chữa bệnh sổ mũi cho trẻ - vnexpress

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Vũ Mỵ