Sinh mổ thì bao lâu mới được mang thai lại để không nguy hiểm?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sinh mổ thì bao lâu mới được mang thai lại để an toàn chính là thắc mắc của rất nhiều cặp vợ chồng, vì nếu không cân nhắc kĩ lưỡng sẽ rất dễ gây nguy hiểm đến cả mẹ lẫn thai nhi. Để trả lời cho câu hỏi sinh mổ bao lâu mới có thai lại được, hãy đọc bài viết dưới đây để có kế hoạch tốt nhất cho cuộc sinh nở tiếp theo!

Tại sao nên có khoảng cách mang thai sau khi sinh mổ?

Sinh mổ là phương pháp sinh con bằng cách rạch một đường trên bụng mẹ để bắt lấy con. Chính vì vậy so với biện pháp sinh thường tự nhiên, sản phụ sinh mổ cần thời gian dài hơn để vết mổ liền lại và phục hồi lại các chức năng sinh lý.

Bên cạnh đó tuỳ theo cơ địa của mỗi người mà khả năng hồi phục sẽ nhanh hơn, nếu sản phụ dành nhiều thời gian cho cơ thể hồi phục thì khả năng gặp biến chứng cho lần sinh nở tiếp theo sẽ thấp. Ngược lại, nếu đã từng có những biến chứng trong lần mang thai trước đó tốt nhất bạn nên gặp bác sĩ để được khám và tư vấn chính xác thời gian có thể mang thai lại để tránh gặp nguy hiểm.

Mang thai ngay sau khi sinh mổ sẽ gặp nguy hiểm gì?

Có thể nằm trong kế hoạch hoặc do ngoài ý muốn mà một số mẹ sẽ mang thai lại khá sát với thời gian sinh mổ. Điều này có thể sẽ gặp một số rủi ro nguy hiểm cho cả mẹ lẫn thai nhi như sau:

Rủi ro cho sản phụ

  • Bung vết sẹo cũ:

Đây là nguy cơ khá phổ biến ở sản phụ đã từng sinh mổ. Trong thời gian mang thai tử cung sẽ chịu áp lực rất lớn khi thai nhi ngày càng lớn, đặc biệt là khi sản phụ sẽ phải rặn để sinh thường hoặc phải rạch lại làm vết mổ bị bục ra sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

  • Nguy cơ vỡ tử cung cao:

Sinh thường sau khi mổ lấy thai có thể dẫn đến hiện tượng vỡ tử cung, đặc biệt nếu khoảng cách giữa 2 lần mang thai quá ngắn. Ngoài ra, khả năng này còn cao hơn trong trường hợp thai phụ thừa cân và áp dụng hình thức mổ lấy thai từ trước.

  • Thai bám vào vết mổ tử cung:

Là một dạng thai ngoài tử cung, do thai làm tổ ở sẹo mổ cũ và phát triển trong buồng tử cung. Khi túi thai bám vào cơ tử cung, do lớp cơ này mỏng nên các gai ở bánh nhau có thể xuyên vào bàng quang gây tổn thương bàng quang làm cho tử cung dễ bị vỡ và gây xuất huyết nghiêm trọng rất nguy hiểm.

  • Nhau tiền đạo:

Hiện tượng này khá nguy hiểm khi nhau thai tự gắn vào thành tử cung phía dưới và bao phủ toàn bộ hoặc một phần cổ tử cung. Nhau tiền đạo liên quan đến chảy máu âm đạo nghiêm trọng cho người mẹ trong suốt thời kỳ mang thai hoặc sau khi sinh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hiện nhau tiền đạo rất nguy hiểm

Rủi ro cho thai nhi

  • Sinh non:

Nếu khoảng cách giữa các lần mang thai dưới 6 tháng có thể dẫn đến sinh non. Trong trường hợp này, bé sẽ ra đời trước tuần thứ 36 – 37. Trong các trường hợp mang thai quá sớm sau khi sinh mổ, em bé thường có cân nặng dưới mức tiêu chuẩn, tức là dưới 2,5kg và có khả năng tử vong sơ sinh rất cao.

  • Trẻ chậm phát triển:

Quá trình phát triển thể chất và trí não của trẻ sẽ rất chậm so với đà tăng trưởng của những đứa trẻ khác. Ngoài ra bé rất dễ mắc các bệnh thiếu máu và hô hấp do sức đề kháng quá yếu.

Khả năng tử vong sơ sinh rất cao nếu không có khoảng cách mang thai lại phù hợp

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sinh mổ bao lâu mới có thai lại được?

Lời khuyên cho vấn đề sinh mổ thì bao lâu mới được mang thai lại là từ 18 – 23 tháng. Đây là khuyến cáo được đưa ra bởi Hiệp Hội sinh sản Mỹ (ACOOC) và Châu Âu (RCOOC), bởi vì đây là khoảng cách thời gian lý tưởng nhất để đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn con.

2 năm là khoảng cách thích hợp để mang thai lại sau sinh mổ

Lý giải nguyên nhân cho khoảng cách 2 năm mới được mang thai lại sau sinh mổ như sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Thời điểm này các vết mổ ở bụng hay vết rạch trong cổ tử cung đã có thể lành lại, bên cạnh đó đây là khoảng cách phù hợp để độ lành của tử cung đạt sự vững chắc trước khi có thai mới.
  • Sau cơn sinh mổ trước đó sản phụ sẽ mất máu khá nhiều, vì vậy đây là khoảng thời gian đủ để máu và sức khoẻ được phục hồi ổn định.
  • Một số biến chứng ở thai nhi nêu trên có thể sẽ xảy ra nếu người mẹ có thai quá vội vàng sau khi sinh mổ.

“Lỡ” mang thai lần 2 sau sinh mổ quá sớm cần làm gì?

Đầu tiên thai phụ cố gắng giữ một tâm trạng thoải mái, đừng quá hoang mang và lo lắng. Hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa sản để được khám và tư vấn tình hình, nếu việc giữ lại thai là không tốt cho sức khỏe của người mẹ thì việc quyết định “giữ” hay không đều dựa vào lựa chọn của bản thân sản phụ và gia đình.

Bên cạnh đó, thai phụ nên tham khảo một vài lưu ý sau đây để có quá trình mang thai thật an toàn:

  • Khám sức khỏe, siêu âm định kỳ, theo dõi sự phát triển của thai nhi
  • Theo dõi vết mổ cũ thường xuyên, kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường, đặc biệt là các cơn đau ở vết mổ cũ hoặc phần xương mu
  • Giữ gìn sức khỏe, có chế độ ăn uống hợp lý, kiểm soát cân nặng theo lời khuyên của bác sĩ

Giữ sức khoẻ và tinh thần ổn định cho lần mang thai tiếp theo

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu gia đình bạn có kế hoạch mang thai lần 2 sau sinh mổ, tốt nhất hãy đến khám và nghe tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa để có sự chuẩn bị an toàn nhất. Chúc cho mẹ có một thai kỳ khoẻ mạnh, mẹ tròn con vuông!

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

haunguyen