Giải đáp cho các mẹ sinh mổ lần 2: Khi nào nên nhập viện?

Sinh mổ lần 2 nên nhập viện khi nào? Dấu hiệu chuyển dạ con thứ 2 thường gặp là bung nhớt hồng, xuất hiện cơn gò tử cung, chảy nước ối và xuất hiện những thay đổi qua thăm khám âm đạo.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sinh mổ lần 2 nên nhập viện khi nào? Trong quá trình mang thai, khả năng biến chứng do lần mổ cũ là rất cao. Nếu thấy một trong số các dấu hiệu: ra máu, ra nước ối, thai cử động ít… thì mẹ bầu nên nhập viện và có sự can thiệp y khoa ngay.

  • Sinh mổ lần 2 khi nào thì an toàn?
  • Sinh mổ lần 2 nên nhập viện khi nào?
  • Khi nào nên nên nhập viện để mổ?
  • Lưu ý khi sinh mổ lần 2

Sinh mổ lần 2 khi nào thì an toàn

Theo các bác sĩ chuyên ngành, tuỳ theo cơ thể của mỗi phụ nữ mà mức độ và tốc độ lành của vết sẹo mổ khác nhau. Để có một kỳ chuyển dạ thành công cho mẹ và bé thì vết sẹo mổ ở tử cung phải lành hẳn khi sinh con lần 2. Lời khuyên của các bác sĩ cho thấy sớm nhất để các mẹ có thể lên bàn mổ lần nữa là 2 năm sau lần sinh đầu tiên.

Nếu chẳng may có thai trước thời điểm cho phép này thì cả gia đình nên cân nhắc suy nghĩ lại. Vì nếu quá sớm thì khả năng bục vết mổ cũ khi tử cung căng ra lúc mang thai, rặn sinh là cực kỳ cao. Ví dụ nếu sinh lần 2 cách lần 1 chỉ khoảng 18 tháng thì khả năng bục chỉ vết mổ lên gấp 3 lần so với sau 2 năm.

Sinh mổ lần 2 khi nào thì an toàn? (Nguồn ảnh: istockphoto)

Mẹ đã biết chưa?

Mang thai con rạ bao nhiêu tuần thì sinh? Các dấu hiệu nhận biết chuyển dạ sinh con thứ hai?

Sinh mổ lần 2 nên nhập viện khi nào

Trong quá trình mang thai, khả năng biến chứng do lần mổ cũ là rất cao. Nếu thấy một trong số các dấu hiệu sau thì mẹ bầu nên nhập viện và có sự can thiệp y khoa ngay.

  • Ra máu ở 3 tháng cuối thai kỳ: Rỉ máu âm đạo khi mang thai chỉ bình thường khi mẹ bầu thấy các chấm máu ở 3 tháng đầu. Còn khi đã vào giai đoạn cuối của thai kỳ mà thấy có máu, mẹ nên đến bệnh viện ngay, đó có thể là dấu hiệu của sinh non.
  • Ra nước ối: Nếu thấy dịch âm đạo bất ngờ ra nhiều, rỉ rả hoặc ồ ạt thì 100% mẹ bầu nên nhập viện ngay. Đặc biệt khi dịch này có mùi tanh, hơi nhớt. Ra nước ối sớm là dấu hiệu của sa dây rau, có thể gây sinh non, hoặc thậm chí là nhiễm trùng do vỡ ối sớm.
  • Thai nhi cử động ít hơn bình thường: Trong 3 tháng cuối, nếu thai nhi cử động dưới 10 lần trong 2 tiếng đồng hồ thì nên đến bệnh viện. Bắt đầu từ tháng thứ 6, mẹ bầu nên theo dõi và ghi chú tần suất cử động của thai. Việc ghi chú này sẽ giúp mẹ phát hiện ra bất thường nếu số lần cử động đột ngột giảm.
  • Đau dữ dội ở bụng dưới và tử cung: Nếu cơn đau khác với đau lưng hay nặng bụng thì nên đến bệnh viện ngay. Đặc biệt khi cơn đau dữ dội này xảy ra trước tuần thứ 37 và lặp đi lặp lại có chu kỳ. Vì có thể là dấu hiệu báo sinh non.

Khi nào nên nhập viện để mổ

Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Thị Hiên - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang cho biết “Đối với mẹ bầu sinh mổ lần 2, nếu thai kỳ của mẹ ổn định và thai nhi phát triển tốt thì sẽ được chỉ định mổ từ tuần 39 trở đi. Tốt nhất là trước khi có dấu hiệu chuyển dạ vì sẽ làm ảnh hưởng đến vết sẹo lần đầu sinh. Mặc dù, ở tuần 37 thai nhi đã có thể tự thở và sống ở môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, đến tuần 39 nhiều cơ quan quan trọng trong thai nhi được hoàn thiện hơn”.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dấu hiệu chuyển dạ con thứ 2 thường gặp là bung nhớt hồng, xuất hiện cơn gò tử cung, chảy nước ối và xuất hiện những thay đổi qua thăm khám âm đạo.

Khi nào nên nhập viện để mổ? (Nguồn ảnh: istockphoto)

Còn trong trường hợp cơ thể mẹ không đủ sức khoẻ và có tiền sử gặp rắc rối khi mang thai như thai ngoài tử cung, sinh non,… thì có thể mổ sinh con vào tuần thứ 38.

Đợi đến tuần thứ 39 sẽ chắc chắn hơn cho sự phát triển của bé khi lớp mỡ dưới da bé đủ dày để làm ấm cơ thể. Nhưng các bác sĩ chuyên khoa cũng khuyên không nên để quá lâu hơn tuần thứ 39. Vì có thể thai phát triển quá lớn, khó sinh và làm căng bục vết mổ cũ. Chưa kể nếu đợi đến khi chuyển dạ thì mẹ bầu còn phải chịu nỗi đau nhân đôi, đau chuyển dạ và đau khi mổ.

Mẹ đã biết chưa?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lưu ý khi sinh mổ lần 2

Bên cạnh việc lo lắng sinh mổ lần 2 nên nhập viện khi nào, các mẹ bầu cũng phải đặc biệt lưu ý trong quá trình mang thai và sinh con. Bởi vì so với mổ lần 1, sinh mổ lần 2 chứa đựng nhiều sự nguy hiểm hơn.

Khi thăm khám trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên cho bác sĩ biết về việc đã từng sinh mổ và sức khoẻ hiện tại, cả tình trạng vết mổ. Nếu có những bất thường ở lần sinh đầu tiên, mẹ bầu cũng phải thông báo để bác sĩ được chuẩn bị và có sự chú ý.

Lưu ý khi sinh mổ lần 2 (Nguồn ảnh: istockphoto)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách giảm đau sau sinh mổ lần 2

  • Nghỉ ngơi hợp lý: Sau khi đã “Mẹ tròn con vuông” thì mẹ hãy dành thời gian nghỉ ngơi thật nhiều. Trong vòng 24 giờ đầu sau sinh, mẹ hãy nằm nghỉ ngơi và thư giãn, không được vận động. Cách giảm đau khi sinh mổ lần 2 là tuyệt đối không gồng cứng người, đặc biệt là cơ bụng dưới, tập hít vào và thở ra sâu nhẹ nhàng. Nếu có cảm giác buồn tiểu thì hãy đi tiểu ngay.
  • Chỉ ăn sau khi đã đánh hơi được: Nếu ăn ngay sau mổ sẽ khiến đường ruột bị ứ lại nhiều khí và dạ dày lúc này hoạt động rất yếu, mẹ dễ bị đầy hơi, táo bón, khó tiêu. Để giảm đau sau sinh mổ thì sản phụ hãy chỉ nên ăn sau khi đã trung tiện, sau khoảng 6 giờ sau sinh thì nên ăn những món ăn lỏng, mềm như cháo loãng, canh súp.

Nguồn tham khảo: Sinh mổ lần 2 nên mổ ở tuần bao nhiêu? - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Vũ Mỵ