Sinh con ở tuổi 72 sau 46 năm kết hôn

Cụ bà Daljinder Kaur lần đầu sinh con ở tuổi 72 thừa nhận bản thân đã quá già để làm mẹ, nhưng bà vẫn không hối tiếc khi đã sinh con

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cụ bà Daljinder Kaur – người Ấn Độ đã trở thành người mẹ già nhất thế giới khi mang thai và sinh con ở tuổi 72 bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Bà thừa nhận, sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ sau khi sinh con.

Sinh con ở tuổi 72 sau 46 năm kết hôn

Cụ bà kể rằng, từ khi sinh con, bà bị chứng cao huyết áp và đau khớp hành hạ. Cậu con trai Armaan giờ đã biết bò và cai sữa mẹ từ lúc 3 tháng tuổi.

Theo lời Daljinder Kaur, bà đã phải trả giá khi sinh con ở tuổi 72, nhưng bà không hề hối tiếc. Theo lời bà, bệnh cao huyết áp khiến bà thường xuyên bị choáng váng, mệt mỏi. Bà đã đến thăm khám bác sĩ để được kê đơn thuốc và lên lịch ăn kiêng.

Cậu bé Armaan Singh, nặng 1,8 kg khi sinh, nhưng đến khi 11 tháng tuổi vẫn chỉ nặng 6,8 kg. Nguyên nhân có thể do việc người mẹ quá yếu trong khi mang bầu.

Cụ bà chụp ảnh cùng người chồng 80 tuổi của mình. Họ lần đầu được làm cha mẹ sau 46 sau năm hôn nhân.

Hai vợ chồng bà hạnh phúc khi con trai ra đời bình an

Con trai tôi vẫn thiếu cân và khá còi. Tôi đã ngừng cho con bú từ khi bé được 3 tháng tuổi, do sữa mẹ khá nóng.Tôi đã hỏi bác sĩ về thuốc tăng cân nhưng họ nói hãy để bé tăng cân một cách tự nhiên”.

Bà nói thêm: “Hai vợ chồng tôi đau yếu bệnh tật liên miên do tuổi tác nên cũng không thể chăm sóc cho con được chu đáo. Tôi dành hầu hết thời gian để chăm con và sẽ cố gắng hết sức có thể. Armaan rất ngoan và yêu bố mẹ. Tháng sau, khi Armaan tròn 1 tuổi, vợ chồng tôi dự định không tổ chức tiệc gì cả mà sẽ đưa con đến Đền Vàng ở Amritsar, để được ban phước lành.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những biến chứng tiềm ẩn khi mang thai sau 40 tuổi

Tuổi làm tăng nguy cơ vô sinh vì chất lượng trứng suy giảm. Nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến vô sinh cũng tăng bao gồm:

  • Lạc nội mạc tử cung;
  • U xơ tử cung;
  • Rối loạn bất thường của ống dẫn trứng.

Ở phụ nữ từ 40 tuổi trở lên, nguy cơ biến chứng thai kỳ như huyết áp cao, tiền sản giật và tiểu đường thai kỳ tăng lên.

Tỷ lệ sinh bất thường hoặc mắc một số hội chứng di truyền ở trẻ cũng tăng. Ở tuổi 40 của mẹ, khả năng sinh con mắc hội chứng Down là khoảng 1/100, và đến 45 tăng lên 1/30.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trong lịch sử, nghiên cứu về các biến chứng thai kỳ và khả năng sinh sản liên quan đến tuổi thường chỉ tập trung vào phụ nữ. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây cho thấy vô sinh tăng theo tuổi đối với cả nam và nữ. Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy:

  • Những người cha lớn tuổi có tỷ lệ vô sinh cao hơn ngay cả khi bạn đời của họ dưới 25 tuổi.
  • Bạn đời của những người đàn ông trên 45 tuổi có nguy cơ tiền sản giật, sinh non và tiểu đường thai kỳ cao hơn.
  • Đàn ông trên 45 tuổi có nhiều khả năng sinh con bị dị tật bẩm sinh, nhẹ cân và điểm Apgar thấp (thước đo sức khỏe chung của em bé khi sinh).
  • Tỷ lệ thành công của điều trị vô sinh cũng giảm theo tuổi tác. Sau 40, phụ nữ có khoảng 5% cơ hội mang thai trong mỗi chu kỳ thụ tinh trong tử cung (IUI). Tỷ lệ thành công trên mỗi chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là dưới 20%.

Sinh con sau 40 tuổi có nguy hiểm không?

Thực tế, mang thai trên 40 tuổi không nhất thiết ảnh hưởng đến việc sinh nở. Thực tế, nghiên cứu đã chỉ ra rằng kết quả mang thai và sinh trên 40 không khác biệt đáng kể so với phụ nữ trẻ hơn, miễn là phụ nữ trên 40 tuổi:

  • Có chăm sóc kỹ lưỡng trước khi sinh;
  • Không mắc các bệnh mãn tính;
  • Thăm khám sinh sản định kỳ, thường xuyên;
  • Duy trì lối sống lành mạnh;
  • Em bé được sinh tại các cơ sở có chất lượng y tế đảm bảo.

Điều này có nghĩa là đối với phụ nữ khỏe mạnh thụ thai sau 40 tuổi có thể không nguy hiểm hơn so với các phụ nữ trẻ tuổi hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh mổ thường cao hơn ở phụ nữ trên 40 tuổi.

Theo DailyMail – ST

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

MeKrobis