Siêu âm thai có phát hiện được tim bẩm sinh không? Khi nào cần siêu âm tim thai?

Siêu âm thai là phương pháp phổ biến giúp sàng lọc và phát hiện sớm những bất thường ở thai nhi. Siêu âm thai có phát hiện được tim bẩm sinh không? Khi nào nên đi siêu âm để phát hiện sớm bệnh lý này? Đọc bài viết của chúng tôi để được giải đáp thắc mắc trên nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Siêu âm thai có phát hiện được tim bẩm sinh không là điều mà nhiều mẹ thắc mắc. Câu trả lời là được và nên thực hiện từ tuần thứ 18 đến 24 trong thai kỳ. Khi siêu âm, bác sĩ sẽ dùng phương pháp 4D để kiểm tra cấu trúc hệ tim của thai nhi. Từ đó, bác sĩ có thể phát hiện các dị tật tim bẩm sinh từ nhẹ đến nặng. Ngoài ra, trong thời gian mang thai, mẹ bầu cần ghi nhớ 3 mốc siêu âm quan trọng là: thai từ 12 đến 14 tuần, từ 21 đến 24 tuần, từ 28 đến 32 tuần để phát hiện sớm các bất thường ở thai nhi.

Bạn nên đọc bài viết này để biết:

  • Siêu âm thai có phát hiện được tim bẩm sinh?
  • Các mốc siêu âm quan trọng mà mẹ bầu cần nhớ
  • Trường hợp nào cần siêu âm tim thai?

Siêu âm thai có phát hiện được tim bẩm sinh?

Nhờ sự phát triển của y học hiện đại, siêu âm thai có thể phát hiện và chuẩn đoán các dị tật tim bẩm sinh ở thai nhi như: rối loạn nhịp tim, hẹp van động mạch chủ,… được thực hiện từ tuần thứ 18 đến 24 của thai kỳ. Các bác sĩ sẽ dùng siêu âm 4D để kiểm tra các cấu trúc hệ tim của thai nhi. Từ kết quả hiển thị bằng hình ảnh, bác sĩ có thể phát hiện hầu hết các dị tật tim bẩm sinh từ nhẹ đến nặng.

Siêu âm thai phát hiện được bệnh tim bẩm sinh

Bạn có thể chưa biết:

Siêu âm thai chẩn đoán là gì? Khi nào thì nên đi siêu âm?

Mẹ có biết siêu âm 4D vào thời điểm nào thì thích hợp và an toàn cho thai nhi?

Các mốc siêu âm quan trọng mà mẹ bầu cần nhớ

Để phát hiện sớm những bất thường ở thai nhi, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo mẹ bầu nên đi khám và siêu âm thai đúng lịch hẹn của bác sĩ. Có 3 thời điểm vàng trong siêu âm mà thai phụ cần lưu ý:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Thai từ 12 đến 14 tuần: Siêu âm trong thời điểm này sẽ phát hiện sớm các dị tật nghiêm trọng ở thai nhi như bất thường về hệ thần kinh trung ương (não lộn ngoài, thai vô sọ,…) hoặc những bất thường khác (khe hở thành bụng, thoát vị rốn và một số dị tật về tay, chân). Bên cạnh đó, việc đo khoảng sáng sau gáy kết hợp với sàng lọc Double Test trong thời điểm này có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó giúp sàng lọc các hội chứng rối loạn di truyền thường gặp ở thai nhi như: hội chứng Patau, hội chứng Down và hội chứng Edwards.
  • Thai từ 21 đến 24 tuần: Lần siêu âm này sẽ giúp bác sĩ phát hiện đa số những bất thường về hình thái ở thai nhi, đặc biệt là bệnh lý về tim bẩm sinh.
  • Thai từ 28 đến 32 tuần: Siêu âm trong giai đoạn này sẽ đánh giá được sự phát triển của thai nhi trong tử cung. Đồng thời, đây cũng là thời điểm kiểm tra và khảo sát tiếp các bất thường khác ở thai nhi.

Siêu âm thai từ 28 đến 32 tuần sẽ đánh giá được sự phát triển của con trong tử cung

Bạn có thể chưa biết:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Siêu âm thai 22 tuần – mốc quan trọng để kiểm tra tình trạng thai nhi

Nguyên nhân và biến chứng của bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em

Trường hợp nào cần siêu âm tim thai?

Bên cạnh việc siêu âm thai, trong một số trường hợp, mẹ bầu cần thực hiện thêm siêu âm tim thai để sàng lọc và phát hiện các dị tật tim bẩm sinh.

Các trường hợp xuất phát từ người mẹ

  • Mẹ bị tim bẩm sinh
  • Bị các bệnh rối loạn chuyển hóa như: lupus ban đỏ, đái tháo đường, phenylketonuria,…
  • Từng tiếp xúc và sử dụng nhiều các chất kích thích như: thuốc lá, rượu, bia,…
  • Sử dụng các chất gây ức chế sinh tổng hợp như: acid salicylic, ibuprofen, thuốc chống động kinh,…
  • Bị nhiễm các loại virus như: Coxsackie, Rubella, Parvovirus,…
  • Sử dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm

Các trường hợp xuất phát từ thai nhi

  • Siêu âm nghi ngờ thai nhi bị tim bẩm sinh
  • Thai nhi chậm phát triển, chiều dài xương đùi ngắn,…
  • Bị các dị tật khác như: teo thực quản, thoát vị hoành, thoát vị rốn,…
  • Các nhiễm sắc thể bị bất thường
  • Bị hội chứng truyền máu song thai, đa thai
  • Mắc chứng rối loạn nhịp tim
  • Thai bị phù
  • Độ mờ da gáy > 3mm (được thực hiện từ tuần thứ 10 đến 12 của thai kỳ)

Từ tuần thứ 12, thai nhi đã phát triển khá đầy đủ về hình thái và có những phản xạ rất nhỏ như duỗi chi, duỗi thân mình,… Đồng thời, theo khuyến cáo của các chuyên gia, đây cũng là một trong 3 mốc siêu âm dị tật quan trọng cần được thực hiện. Lúc này, các bác sĩ sẽ kiểm tra và sàng lọc kỹ các dị tật sớm về mặt, não, tim, tiết niệu, tiêu hóa, tứ chi và toàn bộ hình thể.

Các trường hợp xuất phát từ gia đình

  • Bé trước hoặc ở lần mang thai trước phát hiện dị tật tim bẩm sinh
  • Người cha bị tim bẩm sinh
  • Có tiền sử rối loạn gen di truyền

Mẹ bị hội chứng truyền máu song thai cần đi siêu âm tim thai

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lời kết

Tóm lại, siêu âm thai phát hiện được bệnh tim bẩm sinh và nên được thực hiện từ tuần thứ 18 đến 24 trong thai kỳ. Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt, mẹ nên thực hiện siêu âm tim thai để sàng lọc và phát hiện sớm các dị tật tim bẩm sinh. Việc này giúp tránh những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ sau này.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Karen Nguyen Le