Siêu âm nhiều có tốt không? Và có những rủi ro nào không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Siêu âm nhiều có tốt không và có mang lại rủi ro nào cho con không? Đây là câu hỏi nhiều mẹ bầu thắc mắc khi theo dõi thai kỳ bằng cách siêu âm. Đặc biệt là các thai phụ không ngại tốn kém đi siêu âm nhiều lần vì nôn nóng xem quá trình con phát triển.

Khái niệm siêu âm là gì?

Siêu âm, hay còn biết đến là siêu âm thai, là một dạng kiểm tra chẩn đoán y khoa không xâm lấn sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh trực quan của bé. Cũng như nhau thai, tử cung, cùng các cơ quan khác nằm trong khung xương chậu. Đây là cách giúp các mẹ bầu không chỉ được nhìn thấy sự phát triển của con qua từng thời kỳ mà còn sớm biết được liệu bé có mắc các dị tật bẩm sinh hay không.

Tại sao thai phụ phải siêu âm thai?

Phương pháp siêu âm cho phép bác sĩ phụ sản thu thập các thông tin về phát triển và sức khỏe của bé. Tuỳ thuộc vào từng gia đoạn, siêu âm có thể cho mẹ bầu biết:

  • Nhịp tim của thai nhi
  • Xác định số lượng bào thai trong bụng mẹ
  • Phát hiện thai ngoài tử cung
  • Nguyên nhân xảy ra chảy máu thai kỳ
  • Thời gian chính xác bạn thụ thai để biết ngày dự sanh
  • Đánh giá khả năng em bé có bị ảnh hưởng bởi hội chứng Down hay không
  • Tìm hiểu tại sao xét nghiệm sàng lọc máu là bất thường.
  • Kiểm tra để chắc chắn cơ quan nội tạng của bé bình thường
  • Chẩn đoán một số bất thường của thai nhi, chẳng hạn như tật nứt đốt sống
  • Đánh giá lượng nước ối và xác định vị trí nhau thai
  • Đo tốc độ tăng trưởng và giới tính của em bé

Có những phương pháp siêu âm nào?

1. Siêu âm qua bụng (Siêu âm 2D)

Đây là loại siêu âm truyền thống và được nhiều người biết đến. Siêu âm 2D cho phép bác sĩ quan sát hình ảnh 2 chiều về những chuyển động bên trong cơ thể của mẹ và cả của thai nhi. Hình ảnh siêu âm 2D có màu trắng đen. Phương pháp này thường được hiện từ lúc mẹ mang thai cho đến khi kết thúc thai kỳ.

2. Siêu âm qua ngã âm đạo

Kỹ thuật siêu âm này đưa trực tiếp đầu dò vào âm đạo để lấy hình ảnh của thai nhi trong tử cung. Ở giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ, thai nhi còn rất nhỏ nên các bác sĩ thường tiến hành siêu âm qua ngả âm đạo. Vì siêu âm qua thành bụng có thể chưa thấy được gì, nhất là với những thai phụ thừa cân.

Siêu âm qua ngả âm đạo không gây hại cho bạn lẫn thai nhi nhưng có thể khiến bạn khó chịu và mắc cỡ đôi chút.

3. Siêu âm Doppler màu

Đây là kỹ thuật dùng để phát hiện các dòng chảy, hướng của dòng chảy và vận tốc của dòng chảy. Do đó trong sản khoa, siêu âm Doppler màu được dùng để khảo sát tim thai và các mạch máu. Nhờ siêu âm Doppler màu, bác sĩ sẽ phát hiện được những trường hợp hở van 2 lá, 3 lá của tim thai, đo vận tốc dòng máu qua van động mạch chủ, động mạch phổi để phát hiện các trường hợp hẹp tim thai.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

4. Siêu âm thai 3D & 4D

Điểm khác biệt là siêu âm thai 3D và 4D tổng hợp các tín hiệu lại để dựng lên hình ảnh 3 chiều, 4 chiều, thay vì chỉ có hình ảnh 2 chiều như 2D.

Tuy nhiên, siêu âm 3D và 4D được các bác sĩ khuyến cáo chỉ nên thực hiện khi thai nhi đã lớn. Nên kết hợp với siêu âm 2D để chẩn đoán chính xác các dị tật ở thai nhi như: hở hàm ếch, các dị tật về não, tim của thai nhi.

Với nhiều phương pháp siêu âm như vậy, liệu siêu âm nhiều có tốt không cho thai nhi?

Siêu âm nhiều có tốt không? Và có những rủi ro nào không?

Đến thời điểm hiện nay, chưa có nghiên cứu có ý nghĩa lâm sàng về việc sóng siêu âm gây ảnh hưởng xấu hay gây dị tật đến thai. Bản chất của siêu âm là sóng âm thanh có tần số rất cao (vượt quá ngưỡng nghe được), không liên quan đến phóng xạ như tia X, nên hoàn toàn vô hại.

Tuy nhiên, việc các sản phụ đi siêu âm quá nhiều là không cần thiết. Việc này gây không chỉ tốn kém về mặt tài chính mà còn mất nhiều thời gian khi chờ đợi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhưng, cũng nên lưu ý rằng khi thai nhi mới được 1 – 2 tháng (hoặc dưới 10 tuần) thì khuyến cáo không nên làm siêu âm Doppler màu. Vì có tác dụng nhiệt, có thể ảnh hưởng đến thai nhi vì đây là thời điểm hình thành các cơ quan quan trọng.

Do đó, bạn chỉ cần đi siêu âm đúng với các cột mốc thai kỳ hoặc thêm dưới sự chỉ định của bác sĩ.

Cộc mốc thai kỳ mẹ bầu nên đi siêu âm

Thông thường có tổng cộng 4 thời điểm vàng mẹ bầu phải đi siêu âm trong suốt qúa trình thai kỳ.

Siêu âm lần đầu vào tuần thứ 4 đến 6

Đi siêu âm để kiểm tra chắc chắn xem phôi thai đã vào tử cung an toàn, làm ổ cũng như có tim thai hay không. Chính thức xác nhận việc một sinh linh sắp hình thành trong cơ thể bạn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ở tuổi thai 12-14 tuần

Việc siêu âm sẽ giúp phát hiện sớm các dị tật lớn ở thai nhi như các bất thường về hệ thần kinh trung ương (thai vô sọ, não lộn ngoài) hay các bất thường khác như thoát vị rốn, khe hở thành bụng, một số dị tật về chân, tay.

Quan trọng hơn, việc kiểm tra về độ mờ da gáy tại thời điểm này có ý nghĩa rất quan trọng trong sàng lọc một số hội chứng rối loạn di truyền hay gặp như: Hội chứng Down, Hội chứng Edwards, Hội chứng Patau.

Tuổi thai 21-24 tuần

Lần siêu âm giúp phát hiện hầu hết các dị tật bất thường hình thái ở thai nhi. Vì trong giai đoạn này thai nhi đã bắt đầu phát triển các bộ phận trên cơ thể. Mẹ có thể nhìn thấy xương sống, tim, phổi, tay chân và các bộ phận khác của bé trên màn hình.

Lúc thai được 28-32 tuần

Thời điểm đánh giá sự phát triển của thai trong tử cung, đồng thời cũng là thời điểm khảo sát tiếp một số bất thường ở khác ở thai nhi.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

 

 

 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

mInH.tHu