Mẹ bầu đi siêu âm thường xuyên có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Tuần 6 - 10: Siêu âm thai thời gian này để xác định thai đã vào tử cung hay chưa. Đồng thời bác sĩ sẽ xác định thai đơn hay thai đôi và thai có sự sống hay không.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không? Sóng siêu âm với tần số cao hiện tại là vô hai đối với thai nhi. Tuy nhiên có những loại siêu âm mà mẹ bầu cần hạn chế thực hiện trong 1 – tháng đầu của thai kỳ.

  • Siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không?
  • Có những phương pháp siêu âm nào hiện nay?
  • Những thời điểm nào bắt buộc phải siêu âm?

Siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Siêu âm thai là phương pháp theo dõi hình ảnh thai nhi trong bụng mẹ qua đó theo dõi tình hình phát triển của thai nhi để kịp thời can thiệp nếu có biểu hiện bất thường. Một số mẹ bầu mang tâm trạng lo lắng thái quá khi mang thai nên có xu hướng siêu âm nhiều lần để theo dõi sát sao tình hình thai nhi, nhất là khi thấy bất kì dấu hiệu là nào của cơ thể khi mang thai. Tuy nhiên phương pháp siêu âm thai không thể phát hiện được tất cả bất thường, đặc biệt là các dấu hiệu liên quan đến nhiễm sắc thể hoặc đột biến gen. Bên cạnh đó, siêu âm cững không thể phát hiện một số bất thường ở hệ thần kinh trung ương, hệ tim mạch như: bệnh lý xuất huyết não, nhẵn não, bất thường chất trắng, chất xám não... nên mẹ bầu không nên lạm dụng việc siêu âm.

Theo Bác sĩ Nguyễn Anh Tú - Bác sĩ Siêu âm sản – Chẩn đoán trước sinh – Khoa Sản - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng, hiện tại, chưa có bằng chứng khoa học nào chứng mình siêu âm gây hại cho em bé vì bản chất siêu âm là sống âm thanh tần số cao nên vô hại. Mặc dù vậy, đối với một vài loại siêu âm nhuư siêu âm Doppler, mẹ bầu chỉ nên thực hiện không quá 10 lần trong 1 – 2 tháng đầu thai kỳ vì loại siêu âm này có tác dụng nhiệt, có thể ảnh hưởng đến thai nhi trong việc hình thành các bộ phận cơ thể quan trọng.

Tần số sóng siêu âm là vô hại với thai nhi (Nguồn: Freepik)

Xem thêm:

Siêu âm thai chẩn đoán là gì? Khi nào thì nên đi siêu âm?

Có những phương pháp siêu âm nào hiện nay?

Phụ nữ mang thai thường được áp dụng các phươg pháp siêu âm phổ biến là siêu âm trắng đen thường quy, siêu âm Doppler màu và siêu âm ba chiều, bốn chiều (3D - 4D). Các loại siêu âm này giống nhau về bản chất vì đều sử dụng sóng âm thanh cao tần số để chẩn đoán.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

1. Siêu âm trắng đen thường quy

Với hình thức này, mức độ phản ứng của các cấu trúc thai mạnh yếu khác nhau sẽ thể hiện cường độ sáng trên màn hình siêu âm khác nhau. Qua đó, bác sĩ siêu âm có thể phân biệt được gan, thận, ruột...

Siêu âm trắng đen là loại siêu âm thai phổ biến nhất (Nguồn: Freepik)

2. Siêu âm Doppler màu

Là kỹ thuật phát hiện các dòng chảy, hướng của dòng chảy và vận tốc của dòng chảy. Do đó siêu âm Doppler màu được dùng để theo dõi tim thai và các mạch máu. Nhờ loại siêu âm này, bác sĩ sẽ phát hiện được tình trạng hở van 2 lá, 3 lá của tim thai. Đồng thời đo vận tốc dòng máu qua van động mạch chủ, động mạch phổi để phát hiện dấu hiệu hẹp tim thai. Siêu âm Doppler màu cũng giúp đo được các chỉ số trở kháng của động mạch rốn, động mạch não giữa... của thai nhi trong trường hợp nghi ngờ thai nhỏ, suy dinh dưỡng… qua đó đánh giá được tình trạng sức khỏe thai nhi để quyết định có cần chấm dứt thai kỳ, lấy thai ra vì thai đã có dấu hiệu suy hay không.

3. Siêu âm thai 3D - 4D

Với phương pháp này, các sóng siêu âm sẽ được truyền xuống ở nhiều góc độ khác nhau và được máy tính xử lý để tái tạo thành hình ảnh trên không gian ba chiều hoặc bốn chiều. Do đó, siêu âm 3D - 4D dùng để khảo sát thêm các cấu trúc như gương mặt thai nhi hoặc các cấu trúc động như tim thai nhi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Các loại siêu âm thai trong thời kỳ mang thai mẹ bầu nên biết!

Những thời điểm nào bắt buộc phải siêu âm?

Dưới đây là các mốc thời điểm mà mẹ bầu cần thực hiện siêu âm để theo dõi trạng thái phát triển của thai nhi:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nên siêu âm thai vào những tuần nào? (Nguồn: Freepik)

- Tuần 6 - 10: Siêu âm thai thời gian này để xác định thai đã vào tử cung hay chưa. Đồng thời bác sĩ sẽ xác định thai đơn hay thai đôi và thai có sự sống hay không.

- Từ tuần 11 - 13: Lúc này siêu âm có tác dụng đo khoảng sáng sau gáy (double test) để dự đoán một số bất thường trong nhiễm sắc thể. Đây có thể là những bất thường gây bệnh Down, dị dạng tim, dị dạng tay chân…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

- Từ tuần 22 - 24: Khảo sát thai qua cột sống, hộp sọ, não, tim, phổi, thận, cánh tay và chân của thai nhi để theo dõi trình trạng phát triển. Ngoài ra, có thể phát hiện tình trạng sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan nội tạng.

- Từ tuần 30 - 32: Kiểm tra động mạch, tim và một vùng cấu trúc não, dây rốn có đủ tốt để vận chuyển dinh dưỡng nuôi bào thai hay không, vị trí của nhau thai và tình trạng nước ối (nước ối đục hay trong, nhiều hay ít).

Siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không? Trừ loại siêu âm tác dụng nhiệt như siêu âm Doppler thì các hình thức còn lại hiện chưa có dấu hiệu ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu nên tham khảo qua ý kiến bác sĩ về thời gian nên siêu âm và những dấu hiệu nào mới cần phải siêu âm trong suốt thời gian mang thai.

Nguồn thông tin: Siêu âm có ảnh hưởng đến thai nhi không? - Bệnh viện Vinmec

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent  Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật  thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

hoanglan