Tìm hiểu về siêu âm 3D - Siêu âm nhiều liệu có ảnh hưởng tới thai nhi?

Sử dụng siêu âm 3D sẽ giúp mẹ bầu phát hiện những khuyết tật sớm ở thai nhi như khuyết tật tim, hở môi hoặc khuyết tật ống thần kinh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Siêu âm 3D đóng vai trò quan trọng trong sản khoa. Không chỉ để theo dõi sự phát triển của thai nhi mà còn có giá trị phát hiện và xử lý những dị tật bẩm sinh trong thai kỳ.

Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, hình thức siêu âm này ra đời cho phép quan sát thai nhi rõ nét hơn rất nhiều. Nhưng liệu thực hiện nhiều có hại cho thai nhi không?

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

Bác sĩ Vũ Nhật Nam - Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh

Siêu âm 3D là gì?

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Siêu âm 3D là công nghệ siêu âm 3 chiều, giúp bác sĩ quan sát được kích thước thật của thai nhi, khảo sát được các cơ quan nội tạng, các mô, khuôn mặt và các đường nét của thai nhi. Các sóng siêu âm sẽ được truyền xuống ở nhiều góc độ khác nhau và các sóng dội về sẽ được máy tính xử lý để tái tạo thành hình ảnh trên không gian ba chiều.

Lợi ích của siêu âm 3D

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Siêu âm 3D sẽ giúp mẹ bầu thấy được hình ảnh rõ nét của thai nhi, những chuyển động và sự phát triển của thai nhi qua từng giai đoạn thai kì. Mẹ sẽ nắm rõ tình hình phát triển của con yêu an tâm hơn. Hoặc có biện pháp xử lí kịp thời trong các trường hợp thai nhi có những dấu hiệu bất thường.

Hơn nữa siêu âm 3D, còn dự đoán sớm giới tính, ngày dự kiến sinh của thai nhi. Tuy nhiên độ chính xác của các kết quả còn phụ thuộc vào người tiến hành làm siêu âm cho thai phụ.

Nếu có trình độ chuyên môn cao, cùng với kinh nghiệm lâu năm thì siêu âm mới có độ chính xác cao. Và còn một yếu tố khách quan giúp siêu âm chính xác giới tính. Đó là nếu em bé nằm ở vị trí thuận lợi thì dự đoán giới tính chính xác khoảng 90% sau 16 tuần.

Ngoài ra, khi sử dụng siêu âm 3D sẽ giúp mẹ bầu phát hiện những khuyết tật sớm ở thai nhi. Như khuyết tật tim, hở môi hoặc khuyết tật ống thần kinh.

Từ đó mà lập kế hoạch chăm sóc và theo dõi sau sinh, có các biện pháp điều trị phù hợp cho bé sơ sinh. Điều này cũng giúp cha mẹ chuẩn bị tâm lý và biết trước những điều cần làm cho con họ sau khi sinh ra.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Siêu âm 3D tuần thứ mấy thì chính xác?

Thời điểm siêu âm 3D được tận dụng và sử dụng triệt để. Chính xác nhất là khi thai nhi từ 26-30 tuần tuổi, thì các mẹ nên sử dụng công nghệ siêu âm 3D để theo dõi thai nhi.

Vì thời điểm này, chất béo dưới da của thai nhi giúp hình thành rõ nét khuôn mặt của thai nhi hơn là hỗ trợ xương.  Còn khi thai nhi hơn 30 tuổi, cái đầu có nhiều khả năng lọt vào xương chậu. Việc chụp khuôn mặt có thể khó khăn hơn.

Ngoài ra khi sử dụng siêu âm 3D trong giai đoạn này còn giúp hạn chế các tác dụng phụ không tốt có thể có trên thai nhi khi bị tiếp xúc với sóng âm kéo dài. Vì thao tác siêu âm 3D ít mất thời gian hơn siêu âm 2D.

Do chụp được những hình ảnh rất rõ nét và lưu trữ trong ổ đĩa cứng của máy tính để sử dụng sau này nếu cần thiết. Quá trình siêu âm 3D mất khoảng 30 phút để thực hiện.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Siêu âm 3D nhiều liệu có ảnh hưởng đến thai nhi?

Giống như nhiều kỹ thuật y khoa khác, siêu âm ngày càng được cải tiến về trang thiết bị cũng như kỹ thuật để quá trình thực hiện ngày càng diễn ra nhanh chóng, an toàn.

Siêu âm ko chỉ để thấy em bé trong bụng mà nó là một phương pháp phục vụ khám chữa bệnh có mục đích và nội dung rõ ràng. Vì vậy việc kiểm tra siêu âm nên giới hạn trong khuôn khổ khám chữa bệnh tại những thời điểm quan trọng của thai kỳ hoặc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Bác sĩ Nam cho biết, các nghiên cứu cho thấy siêu âm 3D không gây hại cho mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên lạm dụng mà tiến hành siêu âm 3D liên tục, có thể gây ảnh hưởng đến tâm lí của mẹ bầu do quá lo lắng đến các chỉ số phát triển của thai. Bên cạnh đó, trên lý thuyết, siêu âm 3D không gây hại cho sức khỏe của người được siêu âm, tuy nhiên không có nghiên cứu nào khẳng định thai nhi có khó chịu hay không khi mẹ thực hiện liên tục.

Ngoài ra, siêu âm chỉ giúp phát hiện các bất thường về hình thái. Nghĩa là những gì nhìn thấy được. Chứ không chẩn đoán được các rối loạn về chức năng.

Có khi hình thái của cơ quan không bình thường nhưng chức năng vẫn tốt và ngược lại. Các rối loạn chức năng chỉ có thể phát hiện chính xác sau khi em bé ra đời. Vì vậy, cũng không nên quá lạm dụng nó.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những việc mẹ cần làm khi vào phòng siêu âm 3D

Khi siêu âm 3D, để có kết quả siêu âm tốt nhất thì thai nhi phải quay mặt ra và có đủ dịch ối bao quanh khuôn mặt nhỏ. Thông thường, siêu âm cho thấy lưng, vai, mông và tay chân bé nhỏ của thai nhi.

Nhưng trong nhiều trường hợp, thai nhi sẽ không quay mặt ra mà cuộn tròn. Xoay mặt vào trong và lấy tay che mặt. Lúc này, các bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ nên đi lại, nói chuyện với bé. Hoặc nhẹ nhàng xoa vùng bụng của mình để thai nhi cử động thay đổi vị trí.

Sau đó mẹ sẽ được yêu cầu uống nhiều nước để giúp bàng quang bị đầy lên. Và nâng tử cung cao hơn một chút trong khung xương chậu, giúp hình ảnh siêu âm rõ ràng hơn.

Sau khi siêu âm, mẹ bầu có thể chọn lưu giữ kết quả siêu âm 3D vào đĩa hay in những tấm hình để làm kỉ niệm. Đặc biệt, các ông bố có thể tham gia vào quá trình siêu âm cùng với vợ mình nữa đấy.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bác sĩ Nam lưu ý mẹ bầu trước 12 tuần và sau 32 tuần mẹ không nên siêu âm vì trong 2 tháng đầu là thời điểm thai nhi vẫn đang trong quá trình hình thành, siêu âm 3D có tác dụng nhiệt, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai. Vào những tháng cuối thai kỳ, khoang nước ối chật, máy siêu âm khó có thể nhìn thấy hình ảnh thai nhi để chụp lại được nên cũng sẽ có một số hạn chế khi tiến hành siêu âm 3D.

Tổng hợp cho theAsianparent Việt Nam

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ngocanh