Nỗi đau mất con với hội chứng đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh - Câu chuyện đau lòng từ người mẹ của bé 2 tháng tuổi

Có những cơn ác mộng khiến bạn toát mồ hôi, thậm chí rơi lệ. Nhưng nó kết thúc khi bạn tỉnh ngủ. Còn với SIDS - Hội chứng đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh, nó mang lại những cơn ác mộng ngay cả khi các bà mẹ đã thức dậy.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh xảy ra vô cùng đột ngột. Nạn nhân của SIDS thường là những em bé khỏe mạnh và hoạt bát. Đó là những em bé được cưng nựng trước mỗi giấc ngủ trưa và ngủ đêm. Đây là những nội dung bạn sẽ có được trong bài viết này:

  • Em bé đột tử khi ngủ…
  • Khi định mệnh gọi tên SIDS – Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh
  • SIDS là cơn ác mộng của nhiều gia đình
  • Làm sao để hạn chế tỷ lệ đột tử khi ngủ ở trẻ?

Bạn sẽ làm gì nếu sau một đêm tỉnh giấc, đón chờ bạn không phải là ánh bình minh, không phải tiếng chim líu lo chuyền cành, không phải hơi thở nhẹ nhàng từ em bé nằm bên cạnh bạn mà là một sự im lặng đến đáng sợ?

Câu chuyện của bé Mariko và mẹ, Arisa Chow, vô tình lại rơi đúng vào tình huống đó!

Em bé đột tử khi ngủ…

Người ta thường hay nói, hãy trân trọng từng giây phút bên những người mình thân yêu bởi không thể biết trước được khi nào họ ra đi.

Nhiều người cười, nhiều người lắc đầu, một số thì bỏ qua, coi như chuyện gió thoảng.

Nhưng với mẹ Arisa Chow, cô hoàn toàn có thể đánh đổi cả thế giới này chỉ để được gặp lại bé Mariko một lần nữa.

Mariko – một báu vật 2 tháng tuổi của mẹ – là một em bé khỏe mạnh và thông minh. Bé thậm chí đã ngóc được đầu dậy khi 2 tuần tuổi và thậm chí lẫy khi 2 tháng tuổi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bức ảnh cuối cùng của Arisa với bé Mariko. (Nguồn ảnh: Arisa Chow)

“Mariko là điều tuyệt vời nhất của tôi. Mọi thứ một người mẹ mong chờ ở đứa con của mình, những biểu hiện, sự thông minh, tình yêu hay ánh nhìn đều có ở bé” – mẹ Arisa Chow chia sẻ.

Buổi tối định mệnh đó, mẹ và bé đang trêu đùa nhau trước khi ngủ. Giống như bao ngày, Mariko chìm vào giấc ngủ trong tình yêu thương vô bờ bến của mẹ Arisa, tận hưởng giấc mơ màu hồng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Và cứ như vậy, bé Mariko bước đến cánh cửa thiên đường.

Có thể bạn chưa biết

Khi định mệnh gọi tên SIDS – Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh

Nỗi đau!

Bi thương!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Và hối hận!

Những cảm xúc không hề dễ chịu một chút nào tràn ngập tâm trí mẹ Arisa.

Hành động cuối cùng cô còn nhớ vào đêm định mệnh đó là con khóc giữa đêm. Cô đã cho con bú và ngủ gật.

Một tiếng sau đó, Arisa chợt tỉnh giấc và phát hiện con tím tái và không còn thở nữa.

Phát hiện ra, giấc mơ về ngôi nhà và những đứa trẻ của mình giờ vắng đi vế thứ hai!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đột tử khi ngủ là nguyên nhân khiến nhiều em bé không còn tỉnh giấc (Nguồn ảnh: iStock)

Nỗi ám ảnh đeo theo cô suốt một thời gian rất dài. “Vì sao con mất?”, “Liệu có phải do mình không?”, “Con có bị ngạt thở mà mất không?”…

Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy, bé Mariko không bị ngạt thở, cũng không bị nghẹt sữa. Theo kết quả xét nghiệm máu, mặc dù bé bị cảm lạnh nhưng đó cũng không phải nguyên nhân tử vong.

Câu trả lời là não ngừng hoạt động và bé ngừng thở.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

SIDS – Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh: Cơn ác mộng của nhiều gia đình

SIDS là viết tắt của Sudden Infant Death Syndrome. Đó là một hội chứng đột tử ở trẻ em mà đa số những trường hợp xảy ra là với trẻ dưới 1 tuổi. Điều kỳ lạ là trước cái chết, bé sơ sinh hoàn toàn khỏe mạnh, không có bất kỳ một triệu chứng nào lạ về sức khỏe.

Nạn nhân của SIDS thường là những em bé khỏe mạnh và hoạt bát. Đó là những em bé được cưng nựng trước mỗi giấc ngủ trưa và ngủ đêm.

Chỉ khác một điều, những em bé này không bao giờ tỉnh lại.

Có thể bạn chưa biết

Hết sức thận trọng với hiện tượng đột tử khi ngủ (Nguồn ảnh: iStock)

Làm sao để hạn chế tỷ lệ đột tử khi ngủ ở trẻ?

Để hạn chế đến mức thấp nhất những câu chuyện đau lòng do SIDS, theAsianparent xin cung cấp một số mẹo nhỏ sau:

– Luôn đặt bé sơ sinh ngủ theo tư thế nằm ngửa

– Không để quá nhiều đồ chơi và chăn gối vào cũi.

– Đừng đặt niềm tin vào những thiết bị được giới thiệu là giảm thiểu nguy cơ đột tử khi ngủ.

– Khuyến khích cho trẻ ngủ giường riêng. Hãy ngủ cùng phòng, nhưng đừng ngủ cùng giường bố mẹ.

– Không để bé ngủ trên salon hoặc ghế dài.

– Giữ nhiệt độ phòng của bé vừa đủ ấm. Không nóng quá, không lạnh quá.

– Mua cho bé núm vú giả. Hành động bú của bé khi ngủ có thể kích thích hơi thở, khiến cho bé hô hấp dễ dàng hơn.

– Không để khói thuốc lá ảnh hưởng đến bé. Tốt nhất là bố mẹ và người thân hãy bỏ thuốc lá.

– Cho con bú nhiều nhất có thể. Sữa mẹ cực kỳ tốt cho bé trong những năm đầu đời.

– Tiêm phòng đầy đủ cho bé: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc chủng ngừa đầy đủ sẽ giúp nâng cao sức đề kháng cho trẻ và nhờ đó có thể giảm 50% nguy cơ bị hội chứng đột tử ở trẻ.

– Theo dõi kỹ với các bé sinh non, nhẹ cân và có vấn đề hô hấp: Bác sĩ CKII Lê Tố Như – Trưởng khoa Sơ sinh Bệnh viện đa khoa Tâm Anh nhấn mạnh, hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh dễ xảy ra ở các bé có vấn đề về hô hấp, đó có thể là bé sinh non, bé nhẹ cân hoặc có bất thường về hô hấp. Bố mẹ nên để bé được theo dõi ở bệnh viện để phòng tránh nguy cơ đột tử. 

The theAsianparent Singapore, HỘI CHỨNG ĐỘT TỬ Ở TRẺ SƠ SINH: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ MỨC ĐỘ NGUY HIỂM – VNVC

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

DAVE