Sau sinh có ăn được chôm chôm không? Chôm chôm là loại trái cây có nhiều chất bổ dưỡng nên mẹ sau sinh có thể dùng bình thường như hầu hết các loại trái cây khác. Tuy nhiên vì đây là loại trái có tính nhiệt nên một số mẹ có những tình trạng đề cập dưới bài viết này được khuyến cáo hạn chế ăn chôm chôm.
- Sau sinh có được ăn chôm chôm không?
- Lợi ích của chôm chôm với mẹ sau sinh
Sau sinh có được ăn chôm chôm không?
Chôm chôm là loại trái cây có tính nhiệt và có vị ngọt tự nhiên. Ông bà ta thường dặn dinh dưỡng cho phụ nữ sau sinh nên kiêng các thực phẩm có tình hàn và tính nhiệt. Tuy nhiên nếu kiêng quá nhiều món thì sẽ làm mất cân bằng dinh dưỡng của mẹ sau sinh và ảnh hưởng đến nguồn sữa của trẻ. Nên thực chất là mẹ sau sinh không cần phải kiêng hoàn toàn mà chỉ nên ăn có chừng mực, giới hạn, với chôm chôm cũng không ngoại lệ.
Chôm chôm là loại quả có nhiều chất xơ, vitamin C, manga, sắt, protein, chất béo, kali,… nên vẫn được các bác sỹ khuyên ăn sau khi sinh. Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội, chôm chôm là loại trái cây được sử dựng nhiều trong Đông y, từ vỏ đến hạt như: Quả chôm chôm chưa chín dùng để chữa tiêu chảy, kiết lỵ; Lá dùng để giảm đau đầu hoặc đun làm nước gội đầu giúp tóc óng mượt hơn; Vỏ sắc lên uống có thể chữa tưa lưỡi, hạ sốt; Hạt chôm chôm dùng để điều trị sạm da.
Tuy nhiên, dù có nhiều dinh dưỡng nhưng vì tính nhiệt của loại quả này, Lương y Bùi Đắc Sáng khuyên những người có tình trạng sau không nên ăn chôm chôm:
1. Người đầy bụng, khó tiêu không nên ăn chôm chôm
2. Người nóng trong, hay “bốc hỏa” tránh ăn chôm chôm
3. Người tiểu đường phải đặc biệt tránh ăn chôm chôm
4. Người bị nhiệt miệng, mụn nhọt, rôm sảy không nên ăn chôm chôm
5. Người béo phì, đang muốn giảm cân
Mẹ sau sinh nêú cũng có những tình trạng trên thì nên cân nhắc số lượng chôm chôm nên ăn sau sinh. Thực tế dù không thuộc nhóm này thì mỗi ngày theo khuyến cáo mỗi người cũng chỉ nên ăn khoảng 400-500g và nên hạn chế ăn vào ngày nắng nóng.
Xem thêm:
Bầu ăn chôm chôm có tốt không? Giải mã lời đồn ăn chôm chôm sẽ sinh mổ!
Lợi ích của chôm chôm với mẹ sau sinh
1. Bổ sung năng lượng sau sinh
Chôm chôm chứa nhiều nước, carbohydrate và protein là các chất cần thiết cung cấp năng lượng cho con người. Ăn chôm chôm một lượng vừa phải sẽ giúp cơ thể mẹ đỡ mệt mỏi, khỏe mạnh hơn sau khi sinh. Trên thực tê, chôm chôm chính là loại qủa nằm trong thực đơn của các vận động viên vì lợi ích tăng cường thể lực của nó. Mẹ đang ở cữ nuôi con rất vất vả, kèm thêm việc mất sức sau vượt cạn nên cần bổ sung chôm chôm vào thực đơn để có một sức khỏe tốt chăm bé tốt hơn.
2. Tăng cường tế bào máu
Chôm chôm chứa nhiều chất sắt và đồng hỗ trợ kích thích sản sinh ra hồng cầu và bạch cầu qua đó tái tạo máu trong cơ thể. Mẹ sau sinh mất máu rất nhiều, thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu thì có thể bổ sung chôm chôm trong thực đơn hàng ngày.
Xem thêm:
Bà bầu ăn chôm chôm nhiều có tốt không, có khiến thai nhi bị nóng trong không?
3. Giúp phụ nữ giảm cân
Sau sinh, hầu hết phụ nữ đều quan tâm đến vấn đề giảm cân, lấy lại vóc dáng. Quả chôm chôm cung cấp nhiều chất xơ, hàm lượng calo lại không đáng kể nên cơ thể nếu hấp thụ sẽ không lo béo. Ngoài ra ăn chôm chôm sẽ tạo cảm giác no lâu, không gây thèm ăn.
4. Làm đẹp da và tóc phụ nữ
Ngoài việc lấy lại vóc dáng thì dưỡng da và tóc cũng là điều khiến các mẹ sau sinh lo âu. Chôm chôm là một trong số các loại mặt nạ tự nhiên có thể dùng để hồi phục làn da tươi tắn. Chôm chôm chứa nhiều nước và các chất chống oxy hóa nên mẹ có thể tách cùi hay thịt chôm chôm đem xay nhuyễn ra, đắp lên mặt như mặt nạ vừa dưỡng ẩm, vừa làm mềm, mịn da. Ngoài ra lá chôm chôm có tác dụng phục hồi tóc xơ xác cho mẹ sau sinh. Bằng cách nghiền lá chôm chôm pha với nước, ủ lên tóc 15 – 20 phút mẹ bỉm sẽ có ngay mái tóc tràn đầy sức sống.
Sau sinh có ăn được chôm chôm không? Hoàn toàn có thể nhưng cần cân bằng số lượng với các loại thực phẩm khác. Ngoài ra nếu biết tận dụng thì không chỉ có thể ăn, chôm chôm cùng các thành phần khác như lá, vỏ… cũng sẽ giúp cho mẹ sau sinh làm đẹp, phục hồi các bộ phận khác trên cơ thể.
Nguồn thông tin: 5 nhóm người không nên ăn chôm chôm kẻo sinh bệnh, rước họa vào thân – afamily.vn
Xem thêm:
- Nghệ thuật chăn gối vợ chồng để hôn nhân không phải là “nấm mồ chôn tình yêu”
- Mẹ bị sốt xuất huyết có nên cho con bú không? Những trường hợp mẹ không nên cho con bú
- Mẹo hay xử lý chứng đầy hơi chướng bụng cho mẹ sau sinh
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!