Sau sinh ăn củ dền được không và những điều mẹ cần lưu ý

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Củ dền được biết đến là loại rau củ với hàm lượng dinh dưỡng cao và những lợi ích tuyệt vời đến sức khỏe con người. Với những phụ nữ lần đầu làm mẹ thì sự bỡ ngỡ trong việc kiêng cữ và lựa chọn thực phẩm là điều không tránh khỏi. Vậy sau sinh ăn củ dền được không? Phụ nữ sau sinh nếu ăn nhiều củ dền có những ảnh hưởng gì đến sức khoẻ? Các mẹ hãy tìm hiểu thêm thông tin bổ ích qua bài viết sau.

Củ dền và giá trị dinh dưỡng trong củ dền chị em sau sinh nên biết

Theo Y học cổ truyền, củ dền có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thông tâm, khai vị, mạnh tỳ, hạ khí, bổ nội tạng, làm mát máu và thông huyết mạch, khỏi đau đầu và sườn hông căng tức. Hạt làm mát và ra mồ hôi, lá làm tiêu sưng viêm.

Trong Y học hiện đại, củ dền chứa nhiều vitamin A, B1, B2, B6 và C. và các khoáng chất như canxi, magiê, đồng, phốt pho, natri, sắt. Lá và thân rau dền chứa ít khoáng chất hơn, nhưng nó cũng là một nguồn cung cấp đáng kể các chất choline, acid folic, iod, mangan, natri hữu cơ, kali, chất xơ và carbohydrates.

Đặc biệt, màu đỏ tươi của củ dền được xem là hỗn hợp tự nhiên của màu vàng thực vật (betacyanin) và màu tím (betaxanthin). Những màu này là hóa chất thực vật và cũng là chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể chống lại gốc tự do có thể ngăn ngừa bệnh tim mạch, ung thư. Để giữ được những tính chất tốt của hỗn hợp hai màu này, các chuyên gia khuyên nên để nguyên cả vỏ khi chế biến củ dền.

Sau sinh ăn củ dền được không?

Là loại củ dân dã nhưng thành phần của củ dền chứa rất nhiều vitamin và các khoáng chất thiết yếu, cung cấp năng lượng, hỗ trợ phục hồi sức khỏe, đặc biệt là rất có lợi cho những chị em vừa mới trải qua hành trình "vượt cạn".  Vậy sau sinh ăn củ dền được không? Câu trả lời là ĐƯỢC và các mẹ có thể an tâm sử dụng nguyên liệu này trong những bữa ăn.

Mẹ sau sinh ăn củ dền còn hấp thu được nhiều lợi ích như giúp phòng ngừa, cải thiện tình trạng thiếu máu, hỗ trợ hệ tiêu hóa, trị táo bón hiệu quả. Vitamin C, E có trong củ dền tốt cho việc tái tạo làn da, ngừa mụn, làm chậm quá trình lão hóa và giúp cải thiện tình trạng da dẻ của phụ nữ sau sinh.

Các món ăn ngon được chế biến từ củ dền cho mẹ bỉm sữa

Một số cách chế biến củ dền thành những món ngon bổ dưỡng, thanh nhiệt mà các mẹ sau sinh có thể tham khảo và áp dụng

Canh củ dền nấu sườn non

Củ dền có nhiều vitamin A, B1, B2, ngoài ra còn có tác dụng tuyệt vời khác là bổ máu. Sự kết hợp giữa củ dền và các loại củ khác nấu với sườn non sẽ làm nên món canh tẩm bổ tuyệt vời cho mẹ sau sinh và gia đình.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguyên liệu

  • 1 củ dền đỏ
  • Cà rốt, khoai tây, mỗi loại 1 củ
  • 100g sườn non
  • 1 tép tỏi, hành củ, hành lá
  • Gia vị: tiêu, muối, nước mắm, hạt nêm…

Chế biến

  • Củ dền, cà rốt, khoai tây rửa sạch, gọt vỏ, cắt miếng nhỏ vừa ăn. Sườn non rửa sạch, chặt miếng nhỏ vừa ăn, ướp với tiêu, muối, nước mắm, hạt nêm, tỏi băm để cho thấm.
  • Làm nóng nồi trên bếp với chút dầu ăn, cho hành củ cắt nhỏ vào, đảo cho thơm và hơi vàng rồi cho tỏi vào, khi tỏi gần vàng thì thêm sườn non, đảo cho thịt săn lại thì cho đủ lượng nước vào nấu đến khi nước sôi.
  • Khi nước đã sôi thì cho củ dền, cà rốt vào, khi củ dền và cà rốt gần mềm thì bạn thêm khoai tây, nấu đến khi các loại củ chín đều thì nêm lại gia vị cho vừa miệng, tắt bếp. Múc canh sườn nấu củ dền ra tô, rắc hành lá cắt nhỏ, dùng ngay.

Salad củ dền cho mẹ sau sinh

Để đảm bảo sức khoẻ sau sinh được phục hồi nhanh chóng, mẹ có thể làm món salad củ dền để bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày, giúp thanh mát cơ thể và phục hồi sức khoẻ sau sinh nhanh chóng

Nguyên liệu

  • 150g củ dền
  • 200g tôm
  • 50g cà chua bi
  • 150g cà rốt
  • 1 nhánh hành lá
  • 10g xà lách xoắn
  • Gia vị: hạt nêm, giấm, dầu oliu, muối, mì chính, tiêu, tỏi băm, mù tạt vàng…

Chế biến

  • Củ dền gọt vỏ, đem luộc chín, rồi thái que. Tôm rửa sạch, để ráo, hấp chín, bóc vỏ, bỏ đầu, đuôi và chỉ đen. Cà chua bi thái làm đôi. Xà lách rửa sạch, để ráo. Hành lá tước sợi.
  • Hòa giấm với mù tạt, đường, muối, hạt nêm, dầu oliu và tỏi băm cho đều. Cho củ dền, cà rốt vào tô, rưới sốt lên trộn đều, rồi thêm tôm xóc lên liên tục khoảng 3 phút, sau cùng thêm cà chua vào.
  • Cho ra đĩa, dùng kèm với xà lách. Trang trí với hành lá tước sợi. Dùng sau 15 phút để nước trộn ngấm đậm.

Nước ép củ dền

Sau bữa ăn chính, các mẹ có thể bổ sung nước ép củ dền vào thực đơn cuối bữa ăn của mình. Loại nước ép này rất tốt cho giảm cân, làm đẹp da và tốt cho huyết áp của bạn. Tuy nhiên, vì nước ép củ dền rất mạnh, do đó bạn không nên uống quá nhiều, đặc biệt là nếu cơ thể bạn chưa quen với nó.

Nguyên liệu

  • 1/2 củ dền cỡ vừa
  • 1 quả cam không hạt
  • 2 củ cà rốt

Chế biến

  • Gọt vỏ củ dền (nếu là hữu cơ có thể rửa sạch để nguyên vỏ), cắt miếng cho vừa với máy ép. Cam chọn loại cam vàng không hạt, nếu dùng cam xanh có hạt thì vắt riêng nước cam và phải uống luôn vì nước ép sẽ bị đắng sau chỉ 15–20 phút. Cà rốt gọt vỏ cắt thanh dài (nếu là hữu cơ có thể rửa sạch, để cả vỏ).
  • Bỏ tất cả nguyên liệu xen kẽ trong máy ép. Khi uống, rót ra ly có đá, dùng ngay.

Tác dụng không mong muốn từ việc ăn củ dền

Nhìn chung, việc hấp thụ củ dền an toàn và không có tác dụng phụ lớn. Tuy nhiên, đối với những người có một số tình trạng sức khỏe đặc biệt, ăn củ dền có thể gây ra một số phản ứng phụ từ nhẹ đến trung bình. Một số tác dụng không mong muốn thường gặp phải.

Nước tiểu màu hồng

Ăn nhiều củ dền có thể làm nước tiểu có màu hồng. Điều này xảy ra phổ biến hơn ở những người thiếu sắt. Khoảng 10-14% người ăn củ dền sẽ có sự thay đổi màu nước tiểu. Đây không phải là một tình trạng nguy hiểm và không để lại hậu quả gì nghiêm trọng.

Phân đen

Sắc tố màu đỏ trong củ dền có thể làm cho phân của bạn trở nên đen lại. Thậm chí, đôi khi bạn còn chứng kiến các vệt màu đỏ đáng ngờ khi bạn đi cầu hoặc nhìn thấy những vệt tương tự như vệt do bệnh trĩ hoặc vết nứt hậu môn.

Hạ huyết áp

Nước củ dền có thể làm giảm huyết áp, điều này có thể cần thiết trong một số trường hợp người bệnh muốn hạ huyết áp. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng phối hợp thường xuyên nước củ dền và thuốc như Viagra, chúng có thể khiến huyết áp hạ thấp quá mức bình thường. Thêm vào đó, nếu người dùng bị giãn tĩnh mạch thì việc ăn củ dền quá nhiều có thể khiến các vấn đề về tĩnh mạch trở nên nghiêm trọng hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sỏi thận

Củ dền khá giàu axit oxalic, có thể gây cản trở việc hấp thu một số chất dinh dưỡng nhất định như canxi và cũng có thể gây sỏi thận nếu ăn quá nhiều. Tuy nhiên, tờ New York Times cho rằng những người bị bệnh thận không nên loại bỏ các thực phẩm có oxalat cao trong chế độ ăn uống mà không có một khuyến cáo cụ thể từ bác sĩ.

Sỏi mật

Mặc dù không liên quan đến sỏi thận, nhưng sỏi mật cũng được hình thành từ các tinh thể axit oxalic. Do đó bác sĩ có thể khuyên bạn tránh ăn các thức ăn có nhiều chất oxalat như củ dền nếu bạn dễ bị sỏi mật. Một lần nữa, nếu không có khuyến cáo cụ thể từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng, bạn không nên loại bỏ củ dền hoặc các thực phẩm có oxalat cao khác.

Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Khi bạn tiêu thụ một lượng củ dền quá nhiều có thể dẫn đến các vấn đề về hệ tiêu hóa. Một vài lời khuyên dành cho bạn là bạn nên uống khoảng 15ml -30ml nước củ dền lúc đầu, sau đó trộn phần còn lại với các nước ép khác để cơ thể có thể dễ dàng điều chỉnh hơn. Điều này có thể gây trở ngại cho những người có hệ đường ruột nhạy cảm, đặc biệt là những người bị hội chứng ruột kích thích.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các tình trạng liên quan đến sắt và đồng

Người bị bệnh thừa sắt (hemochromatosis) hoặc bệnh Wilson nên tránh tiêu thụ củ dền quá mức do khả năng tích tụ sắt và đồng. Bệnh thừa sắt là một dạng bệnh quá tải sắt, trong khi bệnh Wilson là một rối loạn làm cho cơ thể người không thải được lượng đồng quá mức.

Các phản ứng tương tác liên quan đến củ dền

Betaine - một chiết xuất từ củ dền, thường có các phản ứng phụ nhẹ bao gồm buồn nôn, khó tiêu và tiêu chảy. Tuy nhiên, những người bị bệnh thận nên tránh betaine vì nó có thể làm tăng mức cholesterol toàn phần khi dùng cùng với axit folic và vitamin B6. Những người béo phì hoặc thừa cân cũng cần phải đi khám bác sĩ trước khi dùng betaine, vì nó có thể làm tăng nồng độ cholesterol. Những người bị bệnh thận cần thảo luận về việc dùng betaine với chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

Ảnh hưởng trong thời kỳ mang thai

Theo Mayo Clinic, phụ nữ mang thai nên tiếp cận betaine với sự thận trọng, vì hiện vẫn còn thiếu những thông tin an toàn về việc sử dụng củ dền thường xuyên ở phụ nữ mang thai.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hàm lượng đường cao

Mỗi 100g củ dền thô có gần khoảng 7g đường. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng trong khi chỉ số glycemic (chỉ số đường huyết của thực phẩm) của củ dền dao động ở mức trung bình 64 thì lượng đường huyết đo lường thực tế của dủ dền lên cơ thể (tính cả hàm lượng carb) chỉ là 5. Vì vậy bạn có thể sử dụng củ dền một cách an toàn nếu không có đường bổ sung. Bạn chỉ cần chắc chắn rằng sử dụng cân bằng củ dền với các thực phẩm khác và giữ lượng đường cùng với lượng carbohydrate trong ngày ở giới hạn an toàn cho sức khỏe.

Với những thông tin được cung cấp, hy vọng các mẹ đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi "Sau sinh ăn củ dền được không?". Việc sử dụng củ dền để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể nhìn chung tương đối an toàn và là điều hoàn toàn cần thiết. Tuy nhiên, các mẹ sau sinh cần phải cân nhắc sử dụng cho hợp lý để tránh được các tác hại của củ dền.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Vy Le