Có nên khám sàng lọc trước sinh và thời điểm nào tốt nhất để thực hiện?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Với nền y học tiên tiến hiện nay, các bác sĩ có thể phát hiện các dị tật ở thai nhi ngay từ trong bụng mẹ thông qua việc khám sàng lọc trước sinh.

Vậy đâu là thời điểm tốt nhất để mẹ bầu thực hiện khám sàng lọc trước sinh? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn đáp án chuẩn xác nhất.

Vì sao phụ nữ mang thai nên sàng lọc trước sinh và các xét nghiệm cần thiết?

Dị tật bẩm sinh có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong thời kỳ mang thai. Phần lớn là trong tam cá nguyệt thứ nhất, các bộ phận cơ thể của bé đang hình thành. Chính vì vậy, việc xét nghiệm sàng lọc trước sinh vô cùng quan trọng. Điều này sẽ giúp phát hiện dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Ngoài ra nó còn giúp cải thiện và nâng cao chất lượng của việc sinh em bé về sau. Mẹ có thể phát hiện các bệnh lý, sinh con khỏe mạnh và phát triển bình thường.

Khám xét nghiệm sàng lọc sẽ giúp bác sĩ xác định những nguy cơ sinh con bị dị tật.

Khám sàng lọc trước khi mang thai sẽ phát hiện những dị tật liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể. Đơn cử như: Hội chứng Down, Edwards, Patau… Xét nghiệm sàng lọc trước sinh bao gồm 2 giai đoạn là sàng lọc và chẩn đoán. Mẹ có kết quả sàng lọc nguy cơ cao mới được yêu cầu thực hiện phương pháp xâm lấn. Phổ biến nhất là chọc ối, sinh thiết gai nhau…

Những trường hợp cần khám sàng lọc trước sinh

Không phải bà bầu nào cũng cần khám sàng lọc trước sinh. Tuy nhiên, với những trường hợp sau, mẹ nhất thiết không được bỏ qua thủ tục này:

- Tiền sử bên nội ngoại có người bị dị tật bẩm sinh. Trong đó các hội chứng Down, bệnh di truyền, dị tật chân tay, sứt môi, hở hàm ếch, tim... rất cần kiểm tra.

- Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi. Mẹ càng lớn tuổi, thai nhi càng có nguy cơ bị dị tật. Đặc biệt những ai làm mẹ khi đã trên 40 càng có nguy cơ. Vì thế mẹ bầu cần thực hiện các xét nghiệm sàng lọc như Double test, Triple test. Không những vậy, mẹ còn cần làm thêm xét nghiệm chọc ối để cho kết quả chính xác hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu thuộc một trong số trường hợp nêu trên, mẹ nên khám sàng lọc trước khi mang thai.

- Dùng thuốc khi mang thai. Sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống chỉ định cho thai phụ có thể ảnh hưởng thai nhi. Vì thế mẹ bầu cần kiểm tra kỹ trong trường hợp này.

- Biến chứng thai kỳ. Mẹ mắc bệnh tiểu đường, bệnh mãn tính như cao huyết áp, thận, tim...cũng thuộc nhóm có nguy cơ sinh con dị tật.

- Mẹ bị nhiễm virus cúm, rubella, sởi, thủy đậu... trong thời gian đầu mang thai cũng cần kiểm tra.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

- Tiền sử sảy thai. Đối với những mẹ đã từng sảy thai 3 lần trở lên cũng nên xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh.

- Tiếp xúc chất phóng xạ. Khi có thai người mẹ phải chụp X-quang, CT hay làm việc trong môi trường bị nhiễm nguồn phóng xạ.

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh vào tuần thứ mấy?

Như vậy, khám sàng lọc trước khi mang thai là rất quan trọng, đặc biệt 3 mốc siêu âm sau đây:

+ Kiểm tra khi thai được 12 - 13 tuần tuổi. Lúc này, bác sĩ sẽ đo khoảng sáng sau gáy giúp sàng lọc các nguy cơ về hội chứng Down.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

+ Khám sàng lọc ở mốc 18 - 22 tuần sẽ giúp khảo sát các dị tật về tim, sứt môi, ...

+ Khám thai ở mốc 30 - 32 tuần sẽ giúp khảo sát các dị tật phát hiện muộn của thai nhi. Tiêu biểu như: hệ thống động mạch, não, ...

Khám sàng lọc trước sinh là rất cần thiết và an toàn

- Từ tuần 10 đã có thể thực hiện xét nghiệm NIPT. Việc này cũng cho phép phát hiện nhiều dị tật bẩm sinh khác nhau. Độ chính xác của xét nghiệm này lên tới 99% nên mẹ bầu có thể yên tâm thực hiện.

- Xét nghiệm Double test thường được thực hiện từ tuần thai 11 tuần 5 ngày - 13 tuần. Xét nghiệm giúp sàng lọc các hội chứng Down, Edward, Patau… liên quan đến 3 nhiễm sấc thể 21, 18, 13.

- Xét nghiệm Triple test thường được thực hiện từ khi thai 15 - 20 tuần. Tuy nhiên, kết quả chính xác nhất khi thai 16 - 18 tuần. Tất cả phụ nữ mang thai đều nên được thực hiện xét nghiệm này. Xét nghiệm này giúp sàng lọc 3 hội chứng: Down, Edward, dị tật ống thần kinh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

- Chọc ối: Đây là phương pháp sàng lọc trước sinh có xâm lấn. Nó giúp chẩn đoán chính xác các dị tật liên quan đến di truyền. Được thực hiện từ tuần 16 - 20.

Thai phụ cần làm những gì khi đi khám?

Trước khi xét nghiệm sàng lọc Double test, Triple test, thai phụ cần nhịn ăn sáng. Các mẹ bầu tốt nhất chỉ uống nước lọc. Ngoài ra bạn cũng cần tránh sử dụng các chất kích thích.

Để có kết quả chính xác, mẹ nên ghi nhớ một số quy tắc trước khi khám sàng lọc.

Trước khi xét nghiệm Triple test, mẹ cần mang theo kết quả siêu âm tuần 12. Bạn sẽ phải điền thông tin chính xác về tuổi, ngày siêu âm. Chiều dài đầu mông, đường kính đầu và độ dày da gáy của thai cũng cần được ghi lại.

Bạn cũng cần cung cấp thông tin tiền sử bệnh tiểu đường. Tiền sử bị Down và dị tật bẩm sinh hai bên nội, ngoại cũng cần được cung cấp. Điều này giúp các bác sĩ có đủ thông tin để tư vấn chính xác.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lời kết

Hy vọng rằng bài viết trên đây cung cấp thông tin cần thiết về việc khám sàng lọc trước khi mang thai. Mẹ có thể thực hiện tại các bệnh viện, phòng khám uy tín để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Hòa Đặng