Xoa rượu hạ sốt – sai lầm khi hạ sốt cho bé phải trả giá đắt

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

  Sốt, ra mồ hôi là những triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu biết cách, đó là chuyện nhỏ. Nhưng có những sai lầm khi hạ sốt cho bé phải trả giá đắt…

Xoa rượu hạ sốt – sai lầm khi hạ sốt cho bé phải trả giá đắt

Có hàng trăm cách xử lý mỗi khi trẻ lên cơn sốt.

Phương pháp tây y có, đông y có…

Phương pháp dân gian cũng có…

Nhưng dùng phương pháp nào cũng phải hiểu thật kỹ!

Đừng như trường hợp dưới đây, chỉ vì thiếu hiểu biết mà một gia đình đã phải ôm hận cả đời.

Xoa rượu hạ sốt?

Một trong những cách hạ sốt phổ biến nhất tại Việt Nam

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những ngày đầu tháng 6, một em bé 8 tháng tuổi người Trung Quốc đột nhiên lên cơn sốt giữa đêm.

Nếu theo cách thông thường nhiều người Việt hay áp dụng, họ sẽ lấy khăn ướt lau nách, lau bẹn và đắp khăn lạnh lên trán con để hạ sốt.

Tiếp đó, nếu sốt không giảm, bố mẹ mới tìm đến thuốc hạ sốt.

Nhưng trong trường hợp này, gia đình người Trung Quốc không trữ sẵn thuốc hạ sốt trong nhà.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lúc này, cha của em đã dùng rượu xoa vào người bé với hy vọng giúp con hạ sốt.

Đây là một trong những sai lầm khi hạ sốt cho bé.

Bởi vì sao?

Không qua khỏi…

Sai lầm khi hạ sốt cho bé có thể dẫn đến chết người

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sau khi xoa rượu vào người, bé không những không hạ sốt mà nhiệt độ cơ thể còn tiếp tục tăng lên. Quá mệt mỏi vì sốt cao, bé thiếp đi lúc nào không hay.

Mãi đến sáng hôm sau, bố mẹ mới tá hỏa khi thấy bé rơi vào trạng thái hôn mê.

Gia đình vội vàng đưa bé vào bệnh viện…

… nhưng quá muộn! Bé đã ngừng thở và tử vong trên đường đi cấp cứu.

Bác sĩ cho biết, sai lầm khi hạ sốt cho bé khiến em tử vong. Nguyên nhân là do suy nội tạng và chết não.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Do tốc độ bay hơi của rượu cồn vượt xa tốc độ bay hơi của nước, nó sẽ có tác dụng làm hạ nhiệt cơ thể. Nhưng đồng thời, nhiệt độ cơ thể hạ thấp cũng có thể làm mất đi lượng nước lớn.

Đứa trẻ rất dễ bị biến chứng như ớn lạnh, thiếu nước…

Hơn nữa, ngoài ethanol, rượu cồn công nghiệp còn có nhiều methanol độc hại. Đây là những chất gây tổn hại lớn đến thần kinh và hệ tuần hoàn và ngộ độc methanol.

Dấu hiệu trẻ bị sốt cần đi khám gấp

Hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ khiến trẻ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khi bị sốt, bố mẹ nên đưa con đến bệnh viện ngay khi thân nhiệt của trẻ chạm mốc sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Trẻ sơ sinh 0-3 tháng: Sốt từ 38 độ trở lên
  • Từ 3 – 5 tháng tuổi: Sốt lên đến 38 độ hay cao hơn
  • Trẻ lớn hơn 6 tháng tuổi: Sốt khoảng 39 độ hoặc cao hơn.

Đặc biệt, cần tránh những sai lầm khi hạ sốt cho bé dưới đây:

– Không nên ủ ấm, cho trẻ mặc nhiều lớp quần áo khi trẻ đang sốt. Nếu bé sốt kèm run, bạn cũng chỉ nên cho bé mặc đồ thoáng rộng. Đắp chăn mỏng giúp cơ thể bé dễ tỏa nhiệt.

– Không nên dùng khăn lạnh, nước đá, cồn hay rượu để lau hạ sốt cho trẻ.

– Không nên cho trẻ uống thuốc ngay khi trẻ vừa sốt. Vội vàng cho con uống thuốc hạ sốt vô tình khiến cơ chế phòng vệ của cơ thể con không có cơ hội “đối mặt” với các tác nhân gây bệnh. Nếu bé sốt dưới 38,5 độ, bạn chỉ cần áp dụng cách hạ sốt tại nhà và theo dõi chặt chẽ trong 1 -2 ngày. Nếu không giảm, bạn hãy đưa con đến bệnh viện.

Trong trường hợp bé co giật

– Nếu con bị sốt có kèm co giật, bạn không nên dùng vật cứng để cạy miệng bé hay cố dùng sức ghì bé lại. Hãy cho con nằm nghiêng và theo dõi con chặt chẽ. Để ý xem thời gian mỗi cơn co giật kéo dài bao lâu để cung cấp thông tin cho bác sĩ khi cần thiết.

– Tuyệt đối không đổ bất cứ nước uống, thuốc vào miệng trẻ khi đang lên cơn co giật, vì trẻ sẽ dễ hít sặc vào đường thở.

– Không sử dụng các bài thuốc dân gian để hạ sốt cho trẻ. Vì những bài thuốc này chưa được kiểm chứng y khoa nên tác dụng phụ của chúng thế nào chưa ai đánh giá được.

Và cuối cùng, hãy cho trẻ uống nhiều nước lọc. Nếu bé có hiện tượng mất nước, không bổ sung kịp nước thì các nước bù khoáng, oresol sẽ là một gợi ý tốt trong trường hợp này.

Hãy nhớ, sai lầm khi hạ sốt cho bé đôi khi phải trả giá bằng chính tính mạng của bé và sự ăn năn, hối hận cả đời từ bố mẹ!

Theo GiaDinh

Xem thêm:

Cách tính liều lượng thuốc hạ sốt và dụng cụ đo lường thuốc an toàn dành cho trẻ

4 nguyên tắc mẹ cần nhớ kỹ khi sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol cho trẻ

Quấn khăn quanh chân: liệu pháp mới giảm sốt cho trẻ tức thì!

 

Bài viết của

DAVE