Rốn trẻ sơ sinh có mủ sau khi rụng do nguyên nhân nào và cách xử lý ra sao?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Rốn trẻ sơ sinh có mủ sau khi rụng là trường hợp trẻ sơ sinh đã bị nhiễm trùng rốn. Đây là một trong những loại nhiễm trùng sơ sinh. Khi trẻ bị gặp phải nhiễm trùng rốn có thể dẫn đến nguy cơ uốn ván rốn. Vậy bố mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng rốn?

Nhiễm trùng rốn trẻ sơ sinh là gì?

Rốn của trẻ sơ sinh đóng vai trò rất quan trọng trong việc tiếp nhận các chất dinh dưỡng từ mẹ khi trẻ còn chưa ra đời. Sau khi trẻ sơ sinh chào đời, dây rốn cần một khoảng thời gian để lành và rụng.

Rốn có mủ sau khi rụng là tình trạng xảy ra ở một số trẻ

Trẻ sơ sinh rụng rốn là một hiện tượng bình thường, tuy nhiên với những trường hợp rốn trẻ sơ sinh có mủ hay rốn trẻ bị chảy máu thì mẹ cần phải hết sức thận trọng bởi đây là dấu hiệu cho thấy rốn đã bị viêm nhiễm.

Rốn trẻ sơ sinh có mủ là tình trạng cuống rốn của bé bị viêm nhiễm. Nguyên nhân dẫn đến việc này là do vi trùng sinh mủ gây nên. Rốn của bé liên thông với các mạch máu nên bất kì tổn thương nào xảy ra ở khu vực này cũng sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới sức khỏe của trẻ.

Nguyên nhân gây ra nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh

Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân gây ra nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh là do rốn bé bị nhiễm khuẩn. Mủ từ rốn là do vi trùng sinh mủ gây ra. Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc rốn của bé bị nhiễm trùng:

Có nhiều nguyên nhân gây ra nhiễm trùng

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh chưa đúng sẽ khiến cho rốn của bé dễ bị nhiễm trùng.
  • Băng rốn trẻ quá chặt, rốn của bé không được lau rửa vệ sinh thường xuyên.
  • Sử dụng các chất lạ lên rốn của bé khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Tự ý lắc cuống rốn.

Những hành động nói trên đã tạo điều kiện dễ dàng cho vi khuẩn có thể xâm nhập và rốn của bé. Gây ra nhiễm trùng rốn và mưng mủ.

Những dấu hiệu trẻ bị nhiễm trùng rốn

Nếu mẹ thấy những dấu hiệu sau ở bé, khả năng cao là bé đã bị nhiễm trùng rốn:

  • Chân rốn phù nề, tấy đỏ.
  • Rốn bé rỉ ra dịch mủ màu xanh hoặc vàng kèm theo mùi hôi
  • Rốn luôn trong tình trạng ẩm ướt
  • Chảy máu quanh rốn
  • Lâu rụng rốn

Những dấu hiệu này đi kèm với những cơn sốt khiến cho bé quấy khóc và gặp khó khăn trong việc bú sữa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ cần làm gì khi bé bị nhiễm trùng rốn?

Nếu chỉ vừa viêm nhẹ, mẹ có thể chủ động nặn hết mủ, sử dụng oxy già để vệ sinh rốn, sau đó lau khô, rắc bột kháng sinh rồi nhẹ nhàng băng gạc vô trùng lại cho bé. Mẹ hãy lưu ý nên thay băng thường xuyên cho bé để tránh tình trạng chảy mủ trở nên nghiêm trọng hơn.

Mẹ cần xử lý thích hợp khi trẻ có tình trạng nhiễm trùng rốn

Nếu bé gặp tình trạng rốn chảy mủ kèm theo những dấu hiệu như sốt cao, bỏ bú, luôn trong trạng thái mệt mỏi, quấy khóc…, mẹ cần đưa ngay bé đến bệnh viện để chữa trị.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ cần làm gì để phòng tránh việc nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh

Rốn và các mạch máu trong cơ thể có mối quan hệ vô cùng mật thiết với nhau. Vì vậy, mẹ tránh để bất kỳ tổn thương nào cho bé xảy ra ở khu vực rốn và quanh bụng. Việc nhiễm trùng rốn có thể gây ra những hậu quả không thể nào lường trước được. Mẹ nên lưu ý những điều sau để đề phòng việc nhiễm trùng rốn cho bé:

  • Thường xuyên lau rửa cuống rốn cho bé bằng cồn i-ốt 1%và oxy già sau khi tắm.
  • Thay tã thường xuyên. Nếu dùng tã vải, mẹ nên giặt sạch tã của bé bằng xà phòng và phơi nắng để tiêu diệt những vi khuẩn gây hại.
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi vệ sinh cuống rốn cho bé.
  • Thay băng rốn mỗi ngày sau khi tắm cho trẻ.
  • Nếu băng rốn bị thấm phân hay nước tiểu phải thay ngay băng mới cho bé.
  • Lưu ý hãy tắm cho bé bằng nước đun sôi để nguội trong tuần đầu tiên bé được sinh ra.
  • Vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi sinh, dùng dụng cụ vô trùng để cắt và cột rốn trẻ.
  • Để rốn mau khô và nhanh rụng, mẹ có thể để hở và không băng kín khu vực này.
  • Theo dõi tiến độ phục hồi của rốn, đặc biệt là quan sát chân rốn của bé mỗi ngày.

Kết

Rốn là bộ phận thông với mạch máu. Vì vậy, bất kì viêm nhiễm nào ở rốn cũng có thể làm ảnh hưởng tới máu và các bộ phận trong cơ thể trẻ sơ sinh. Hy vọng bài viết giúp bạn biết cách xử lý rốn trẻ sơ sinh có mủ sau khi rụng.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Vũ Mỵ