Rối loạn lưỡng cực ở trẻ và cách kiểm soát bệnh tâm lý này

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Rối loạn lưỡng cực ở trẻ nhỏ là một bệnh tâm thần đặc trưng bởi những thay đổi tâm trạng theo chiều hướng mãnh liệt, từ đó ảnh hưởng không ít đến hành vi của bé.

Tất cả trẻ em đều thường xuyên có những thay đổi về tâm trạng và đó là một phần bình thường trong quá trình phát triển của bé. Tuy nhiên, nếu bé có các biểu hiện hưng phấn quá đà rồi đột ngột trở nên trầm lặng liên tục trong thời gian dài thì điều này có thể cho thấy trẻ đang gặp tình trạng rối loạn lưỡng cực.

Dấu hiệu rối loạn lưỡng cực ở trẻ nhỏ

rối loạn lưỡng cực ở trẻ

Các triệu chứng của rối loạn lưỡng cực chủ yếu tập trung vào tâm trạng, phản ánh những thay đổi lớn trong hành vi của trẻ, bao gồm sự trộn lẫn giữa trạng thái hưng cảm và trầm cảm, chẳng hạn như:

  • Ngủ ít nhưng không cảm thấy mệt mỏi
  • Nói rất nhiều thứ một lần
  • Dễ dàng bị xao lãng
  • Không thường xuyên vui vẻ hoặc trông có vẻ hơi khờ khạo so với tuổi
  • Thực hiện các hành động quá liều lĩnh so với độ tuổi, khả năng
  • Thường bùng nổ cơn giận dữ
  • Vô cớ khóc, buồn, cảm thấy vô vọng
  • Không có hứng thú với những việc mình từng thích trước đây
  • Ăn không ngon
  • Thường hay than phiền bởi những cơn đau đầu và đau dạ dày
  • Rối loạn lo âu.

Phân biệt rối loạn lưỡng cực và rối loại trầm cảm

Ở trẻ nhỏ, các bác sĩ sẽ rất cẩn thận để phân biệt giữa rối loạn lưỡng cực và rối loạn trầm cảm.

Trẻ em bị rối loạn trầm cảm phải chịu đựng sự khó chịu và cơn giận dữ bùng nổ đến từ bản thân bé trong một thời gian dài.

Còn trẻ bị rối loạn lưỡng cực (hưng cảm và trầm cảm) có lúc bé sẽ biểu hiện quá mức những cảm giác phấn chấn, vui vẻ, hào hứng, có lúc lại rơi vào tình trạng trầm uất, buồn chán, thờ ơ.

Chữa trị rối loạn lưỡng cực ở trẻ nhỏ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

rối loạn lưỡng cực ở trẻ

Cân nhắc liệu pháp tập trung gia đình.

Liệu pháp này có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị rối loạn lưỡng cực ở trẻ nhỏ. Cha mẹ thường không hiểu rõ cách khắc phục triệu chứng rối loạn lưỡng cực như thay đổi tâm trạng và khóc không ngừng. Tham khảo ý kiến bác sĩ trị liệu dưới hình thức gia đình có thể giúp cha mẹ và con cái học cách điều trị chứng rối loạn.

  • Liệu pháp gia đình giúp giao tiếp và giải quyết vấn đề trong phạm vi gia đình. Bác sĩ chuyên khoa có kỹ năng có thể hướng dẫn cha mẹ cách nhận biết giai đoạn hưng cảm hoặc trầm cảm sắp xảy ra và cách hỗ trợ trẻ trong thời gian này.
  • Mẹ có thể đề nghị bác sĩ khoa nhi giới thiệu đến bác sĩ trị liệu gia đình.

Thử liệu pháp hành vi nhận thức.

Đây là một sự lựa chọn khác. Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) được áp dụng thành công trong việc điều trị rối loạn lưỡng cực. Mục đích của loại hình điều trị này đó là nhận biết và khắc phục lối suy nghĩ tiêu cực gây nên hành vi bất thường.

Liệu pháp này thực hiện bằng cách đặt ra nhiệm vụ cho bệnh nhân. Ví dụ, trẻ có thể được yêu cầu thực hiện một số hoạt động trấn an tinh thần 5 buổi tối một tuần và viết ra suy nghĩ trong sổ nhật ký.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tìm hiểu về Liệu pháp hài hòa tương quan xã hội (IPSRT).

Hình thức điều trị này tập trung duy trì mối quan hệ tốt đẹp với mọi người. Trẻ bị rối loạn lưỡng cực thường có xu hướng chống đối xã hội do không thể điều hòa cảm xúc của bản thân. Nếu bạn cảm thấy trẻ đang trở nên cô lập khỏi thế giới xung quanh, liệu pháp hài hòa tương quan xã hội có thể là biện pháp tốt.

Thói quen đóng vai trò quan trọng trong hình thức trị liệu này. Trẻ sẽ được hướng dẫn cách duy trì thói quen bình thường, chẳng hạn như ăn ngủ để khắc phục tình trạng hưng cảm và trầm cảm. Bác sĩ trị liệu thỉnh thoảng có thể trao đổi với mẹ về cách thuyết phục trẻ duy trì thói quen

Cân nhắc lợi hại của việc cho trẻ dùng thuốc.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

rối loạn lưỡng cực ở trẻ

Thuốc được sử dụng phổ biến để điều trị rối loạn lưỡng cực ở người lớn nhưng đối với trẻ em vẫn còn nhiều tranh cãi. Mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ tâm thần và bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng thuốc.

  • Trẻ rối loạn lưỡng cực thường phải dùng thuốc để duy trì cuộc sống. Việc dùng thuốc sớm có thể giúp trẻ sẵn sàng với việc dùng các loại thuốc men khi trưởng thành. Biện pháp này giúp trẻ làm quen với việc dùng thuốc ở từng thời điểm chính xác trong ngày và tìm ra sớm loại thuốc phù hợp với bản thân.
  • Dành thời gian trao đổi ưu nhược điểm của thuốc với bác sĩ tâm thần và bác sĩ chuyên khoa trước khi lựa chọn thuốc cho trẻ. Bạn cần đảm bảo rằng sự lựa chọn của mình là an toàn đối với sức khỏe và tiền sử bệnh tật của trẻ.

Sử dụng thuốc ổn định thần kinh.

Loại này thường được lựa chọn đầu tiên khi kê toa thuốc trị rối loạn lưỡng cực. Chúng thường được dùng để điều trị và ngăn ngừa triệu chứng cuồng loạn, nhưng thường không có tác dụng khắc phục triệu chứng trầm cảm. Thuốc ổn định thần kinh thường được kê toa cùng với thuốc chống trầm cảm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Li-ti được chấp thuận sử dụng cho trẻ trên 12 tuổi thường được sử dụng để điều trị rối loạn lưỡng cực. Một số trẻ vị thành niên và trước vị thành niên phản ứng tốt với li-ti, nhưng số khác lại gặp phải tác dụng phụ như là tính khí thất thường, chóng mặt, tiêu chảy, táo bón, ợ nóng, và triệu chứng giống cảm cúm.
  • Li-ti và thuốc ổn định thần kinh nói chung có thể dẫn đến ý định tự sát, đặc biệt ở trẻ vị thành niên. Việc sử dụng thuốc cần được bác sĩ tâm lý và bác sĩ chuyên khoa giám sát chặt chẽ.

Tìm hiểu về thuốc chống loạn thần kinh không điển hình.

Nếu trẻ không hợp với thuốc ổn định thần kinh, bác sĩ tâm thần hoặc chuyên khoa có thể kê toa thuốc chống loạn thần kinh không điển hình. Được phép sử dụng cho trẻ từ 10 tuổi trở lên, thuốc chống loạn thần kinh không điển hình có thể giúp điều hòa cảm xúc và giảm triệu chứng hưng cảm.

  • Thuốc chống loạn thần kinh không điển hình có thể tác động tích cực đối với trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên, nhưng không nên sử dụng trong thời gian dài. Việc sử dụng thuốc kéo dài có thể gây nên tình trạng co giật cơ bắp không kiểm soát ở miệng và tay.
  • Tăng cân là một vấn đề nghiêm trọng liên quan đến thuốc chống loạn thần không điển hình. Sự thay đổi trong chuyển hóa gây tăng cân đột ngột và nhanh có thể làm tăng mức cholesterol và gia tăng rủi ro mắc bệnh tiểu đường. Trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên dùng thuốc chống loạn thần không điển hình nên theo dõi cân nặng sát sao và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất thường xuyên.

Sử dụng thuốc chống trầm cảm.

Thuốc chống trầm cảm thường được sử dụng kèm theo những loại thuốc khác. Thuốc ổn định thần kinh và thuốc chống loạn thần có thể khắc phục triệu chứng cuồng loạn, và việc kết hợp với thuốc chống trầm cảm có thể giúp điều trị trầm cảm.

  • Hiệu quả của thuốc chống trầm cảm đối với trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên vẫn chưa rõ ràng. Một số trẻ vị thành niên và trẻ nhỏ phản ứng tốt với thuốc, nhưng nghiên cứu cho thấy việc sử dụng thuốc chống trầm cảm và thuốc ổn định thần kinh không mang lại sự khác biệt đáng kể so với chỉ dùng thuốc ổn định thần kinh.
  • Tác dụng phụ lên cơ thể bao gồm buồn nôn, tăng cân, đau đầu, và rối loạn giấc ngủ. Thuốc chống trầm cảm tương đối an toàn, nhưng trẻ cần được giám sát chặt chẽ trong khi uống thuốc điều trị tâm thần. Đối với một số trẻ, thuốc chống trầm cảm có thể làm gia tăng ý nghĩ tự sát

Có con mắc chứng rối loạn lưỡng cực là điều không có ba mẹ nào mong muốn. Nhưng nếu không may, con mắc bệnh này, chúng tôi rất mong bài viết có thể phần nào giúp bố mẹ bổ sung thông tin cần thiết về bệnh và cách điều trị. Ba mẹ nên đưa có đến bác sĩ chuyên khoa ngay khi thấy con mình có những biểu hiện bất thường để được chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị đúng đắn nhất.

-Ele Luong-

Các bài viết liên quan:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những câu hỏi thường gặp về bệnh tai – mũi – họng ở trẻ

Đại tiện không tự chủ – Chứng bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ!

Trẻ sốt cao, loét miệng, bỏ ăn! Mẹ cẩn thận bé bị Bệnh Herpangina!

Bài viết của

Ele Luong