Những điều bạn gái cần ghi nhớ kĩ giúp cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì thường không quá nguy hiểm, điều chỉnh nội tiết tố, thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng sẽ giúp chu kỳ đèn đỏ của các bạn gái sớm ổn định.

Thế nào là rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì?

Chu kỳ kinh nguyệt được đánh dấu bằng sự chảy máu từ âm đạo có chu kỳ, xảy ra khi niêm mạc tử cung bị bong ra và chảy máu. Thời gian của mỗi chu kỳ được tính từ khi bắt đầu kỳ kinh này đến khi bắt đầu kỳ kinh sau (ngày bắt đầu là ngày đầu tiên chảy máu).

Rối loạn kinh nguyệt là những biểu hiện bất thường của kinh nguyệt về thời gian, tần số và lượng máu mất trong ngày hành kinh, cùng với những triệu chứng khác kèm theo.

Những nguyên nhân cơ bản của tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì 

Khi kinh nguyệt xuất hiện, chứng tỏ người con gái đã đến tuổi dậy thì và có khả năng sinh sản. Kinh nguyệt bị rối loạn là dấu hiệu cho thấy cơ thể của bạn gái đang có vấn đề bất ổn.

Các dấu hiệu cho thấy chu kỳ đèn đỏ của bạn gái đang gặp vấn đề, cụ thể là:

  • Vô kinh nguyên phát: Đây là tình trạng xảy ra khi bạn nữ đã quá 18 tuổi mà vẫn chưa hành kinh
  • Rong kinh: Nếu quá trình hành kinh kéo dài trên 7 ngày
  • Vô kinh thứ phát: Quá 3 tháng chưa hành kinh nếu trước đó kinh rất đều và quá 6 tháng chưa hành kinh nếu trước đó kinh không đều
  • Trường hợp vô kinh giả: Là tình trạng máu kinh vẫn có nhưng màng trinh kín hoặc cổ tử cung bị dính nên máu kinh không chảy ra ngoài, còn gọi là bế kinh
  • Kinh ít: Lượng máu kinh ra rất ít
  • Ra kinh nhiều: Lượng máu kinh nhiều hơn bình thường, trên 60 ml trong cả kỳ kinh
  • Kinh thưa: Vòng kinh dài trên 35 ngày
  • Vòng kinh ngắn: Vòng kinh ngắn dưới 21 ngày
  • Băng kinh: Máu kinh ra rất nhiều, trên 150ml trong thời gian một vài ngày gây choáng váng, mệt mỏi đôi khi bị ngất xỉu
  • Rong huyết: Ra máu không liên quan đến kỳ kinh
  • Bị rong kinh: Ra máu kinh kéo dài trên 7 ngày
  • Thống kinh: Đau bụng nhiều khi hành kinh, có thể bị mệt mỏi và ảnh hưởng sinh hoạt
  • Kinh sớm: xảy ra ở những bé gái có kinh trước 10 tuổi

Làm thế nào để cải thiện tình trạng này?

Rối loạn kinh nguyệt rất dễ nhận biết, chỉ cần một vài dấu hiệu lạ với chu kỳ, chắc chắn bạn sẽ thấy được sự bất thường. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải tìm được lý do chính xác dẫn đến rối loạn kinh nguyệt để có cách xử lý phù hợp.

Thay đổi lối sống

Thông thường, rối loạn kinh nguyệt do các yếu tố tạm thời như là căng thẳng, thay đổi địa điểm sinh sống, do sử dụng thuốc tránh thai, do tập thể dục hoặc giảm cân quá mức, thì chúng ta đều có thể điều chỉnh được. Nếu những yếu tố nguy cơ này biến mất, thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cân bằng nội tiết

Nếu rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì do sự mất cân bằng nội tiết thì việc đầu tiên bạn cần làm là đến gặp bác sĩ để được tư vấn khám, kiểm tra và điều trị.

Sau khi đã kiểm tra xác định được chính xác vấn đề đang xảy ra, tùy thuộc theo tình trạng nguyên nhân và mức độ rối loạn để điều trị theo hướng dùng thuốc hay không dùng thuốc.

Nếu cần thiết bác sĩ sẽ cho chỉ định áp dụng liệu pháp thay thế hormone mà thường là sử dụng các hormone hóa dược, được tổng hợp từ nguồn gốc hóa dược. Liệu pháp hormone thay thế là phương pháp sử dụng estrogen, progesterone tổng hợp đưa vào cơ thể để giúp cân bằng lại nội tiết tố.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Điều chỉnh chế độ ăn uống để cải thiện rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì

Tuổi dậy thì việc ăn uống có tầm quan trọng rất lớn, nó ảnh hưởng tới mọi sự phát triển về thể chất và tâm sinh lý của bạn. Do đó, các bữa ăn phải đầy đủ dinh dưỡng. Bạn có thể tham khảo thực đơn dinh dưỡng từ các chuyên gia y tế để giúp cải thiện các vấn đề về kinh nguyệt.

  • Nên bổ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây, những thực phẩm cung cấp estrogen tự nhiên (đậu nành, bí đao, khoai lang…).
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
  • Hạn chế sử dụng các loại đồ uống có chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê…

Chăm sóc vệ sinh vùng kín sạch sẽ

  • Vệ sinh vùng kín hằng ngày với dung dịch vệ sinh phù hợp
  • Không thụt rửa âm đạo, không ngâm tắm bồn quá lâu
  • Thay quần lót hằng ngày hay bất cứ khi nào thấy ẩm ướt
  • Thay băng vệ sinh 4 – 5 lần/ ngày, không nên dùng băng vệ sinh có mùi thơm vì có thể gây kích ứng vùng kín

Bạn gái cần đi khám trong trường hợp nào?

Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là vấn đề bình thường. Đồng thời nó hầu như không tác động nghiêm trọng tới sức khỏe. Tuy nhiên ở một số ít trường hợp, nó có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe bất thường. Đặc biệt là bệnh lý phụ khoa.

Chính vì vậy, bạn gái nên đi khám ngay khi có các biểu hiện:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Không có kinh nguyệt trong khoảng từ 90 ngày trở lên
  • Máu kinh có màu đen kèm theo mủ cùng mùi hôi khó chịu
  • Vùng kín sưng đỏ, ngứa ngáy
  • Huyết trắng có màu sắc cũng như mùi bất thường
  • Sụt cân một cách đột ngột, rậm lông, mụn trứng cá nổi nhiều…
  • Kỳ hành kinh kéo dài trên 7 ngày, bụng đau dữ dội, máu kinh ra quá nhiều, thể trạng suy yếu…

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương