Rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ - Làm sao để giúp con khắc phục?

Nhiều trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có vấn đề về giấc ngủ. Rối loạn giấc ngủ trẻ tự kỷ sẽ nghiêm trọng hơn. Cha mẹ có thể giúp con khắc phục bằng trị liệu hành vi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Rối loạn giấc ngủ trẻ tự kỷ - làm sao để giúp con khắc phục?

Nhiều trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có vấn đề về giấc ngủ. Ở trẻ em bị rối loạn phổ tự kỷ (ASD), triệu chứng này có thể nghiêm trọng hơn. Cha mẹ có thể kiểm soát và khắc phục những khó khăn về giấc ngủ ở trẻ tự kỷ bằng cách sử dụng các chiến lược hành vi phổ biến.

Rối loạn phổ tự kỷ và giấc ngủ

Giống như tất cả trẻ em, trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD) có thể gặp khó khăn để chìm vào giấc ngủ hay ngủ ngon giấc.

Trẻ em bị ASD cũng có các vấn đề về giấc ngủ mà chúng ta không thường thấy ở những trẻ khác. Những khó khăn này bao gồm:

  • các kiểu ngủ và thức giấc bất thường - ví dụ, nằm tỉnh táo cho đến rất muộn hoặc thức dậy rất sớm vào buổi sáng
  • ngủ ít hơn nhiều so với tuổi của trẻ, hoặc thức giấc hơn một giờ trong đêm
  • thức dậy và chơi hoặc gây tiếng ồn trong một hoặc nhiều giờ trong đêm
  • buồn ngủ quá mức trong ngày.

Đôi khi vấn đề về giấc ngủ diễn ra trong một thời gian dài ở trẻ em mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ. Chúng có thể cải thiện khi trẻ lớn lên.

“Đôi khi trẻ thức dậy quá sớm và không thể ngủ lại nên trẻ đánh thức cả gia đình”

- theo phụ huynh của một trẻ mắc chứng ASD

Tại sao trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ lại khó ngủ?

Khó khăn trong giao tiếp

Nhiều trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD) gặp khó khăn trong việc truyền đạt mong muốn và nhu cầu của mình với người khác. Trẻ có thể tỉnh táo chỉ vì có điều gì con muốn mà không thể mở lời yêu cầu. Ngoài ra, do những khó khăn về giao tiếp, trẻ mắc  ASD đôi khi không thể nhận được tín hiệu sắp tới giờ đi ngủ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Quá yêu thích thói quen vào giờ đi ngủ

Trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ có thể rất gắn bó với thói quen hay nghi thức nào đó. Trẻ có thể ổn định nếu thói quen đó được duy trì, và ngược lại. Ngoài ra, trẻ mắc chứng bệnh này có thể yêu thích ngủ ở một nơi cụ thể, và chúng sẽ không ngủ được ở bất cứ nơi nào khác. Thói quen như thế này khó có thể phá vỡ đối với trẻ bị ASD.

Các đồ vật thân thuộc

Trẻ mắc chứng ASD có thể muốn một bộ đồ ngủ thân quen hoặc một đồ chơi yêu thích trước khi đi ngủ. Không có những thứ này, một số trẻ không thể ổn định để đi vào giấc ngủ.

Các lý do khác: lo âu, hiếu động thái quá, các vấn đề y tế và thuốc men

Trẻ tự kỷ có rất nhiều mối lo âu. Điều này có thể khiến trẻ khó ngủ hay ngủ lại sau khi thức dậy.

Ngoài ra, trẻ đôi khi hiếu động thái quá và tỉnh táo ngay cả vào ban đêm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Và giống như tất cả các em bé khác, trẻ bị ASD có thể bị bệnh - cảm lạnh hoặc viêm tai - khiến trẻ khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc. Các bệnh mãn tính như hen suyễn hoặc bệnh động kinh cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.

Một số trẻ bị ASD uống thuốc có thể có các tác dụng phụ gây khó ngủ.

Nếu cha mẹ gặp khó khăn khi tìm hiểu lý do con bạn có vấn đề về giấc ngủ, hãy thử ghi lại nhật ký giấc ngủ của bé. Bằng cách viết ra hành vi ngủ của con, cha mẹ có thể thấy một khuôn mẫu nào đó, hoặc nhận thấy một thứ gì đó trong môi trường có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của con. Những ghi chép về hành vi ngủ sẽ rất hữu ích cho các chuyên gia khi họ theo dõi tình trạng của bé.

Kiểm soát rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ

Rối loạn giấc ngủ không phải lúc nào cũng là một triệu chứng của tự kỷ. Một số rối loạn giấc ngủ chỉ là những vấn đề hành vi mà cha mẹ có thể kiểm soát bằng những chiến lược được áp dụng cho các đứa trẻ bình thường khác.

Việc đó cho thấy, trẻ tự kỷ có thể gặp khó khăn để hiểu những gì cha mẹ muốn bé làm, và chấp nhận bất kỳ thay đổi nào từ cha mẹ. Đối phó với các rối loạn giấc ngủ của con, chắc chắn cha mẹ sẽ cần nhiều thời gian và sự kiên nhẫn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dưới đây là một số chiến lược để giải quyết các vấn đề trẻ khó ngủ hay thức giấc ban đêm:

Tạo thói quen đi ngủ

  • Phát triển một thói quen đi ngủ tích cực. Có thể để con trải qua một vài hoạt động thú vị trong 20 phút hoặc lâu hơn trước khi đi ngủ. Bạn có thể áp dụng thói quen này ở bất cứ nơi nào.
  • Duy trì thời gian ngủ nhất định, phù hợp với lứa tuổi của con. Thường sẽ là khi con đang buồn ngủ, chứ không phải khi con đã quá mệt mỏi. Nhiều cha mẹ nói rằng ngủ và thực dậy đúng giờ giấc cải thiện các vấn đề về giấc ngủ của con họ.
  • Hãy chắc chắn bạn nhắc con nhiều lần rằng giờ đi ngủ đang đến gần. Nếu con bạn không muốn thay đổi các hoạt động mà chúng đang thực hiện, bé sẽ cảm thấy khó chịu nếu bạn đột nhiên quyết định đến giờ đi ngủ.
  • Hãy nhất quán trong cách bạn nhắc con sắp tới giờ đi ngủ. Bạn có thể sử dụng tín hiệu như đồng hồ hoặc một hình ảnh thích hợp. Chọn thứ gì đó bạn có thể sử dụng mọi lúc mọi nơi, kể cả khi bạn đang đi nghỉ mát hoặc đang ở nhà của người khác.
  • Nếu con bạn bực bội và ra khỏi giường, lặng lẽ và bình tĩnh đưa bé về giường. Bạn có thể cần phải làm điều này nhiều lần, đặc biệt nếu bạn đang cố gắng phát triển một thói quen đi ngủ mới. Nhiều phụ huynh có con bị tự kỷ nói rằng việc đưa con trở về giường sẽ giúp đối phó với các vấn đề về giấc ngủ.

Môi trường cho giấc ngủ

  • Nếu con không chịu ngủ khi thiếu vật gì đó đặc biệt - ví dụ, đồ chơi, bộ đồ ngủ hoặc chiếc gối - hãy thử nhiều đồ vật khác nhau. Bạn sẽ phải tìm cách loại bỏ đồ vật ấy, bằng cách dần dần thay thế các đồ vật khác cho bé trước khi đi ngủ. Điều này sẽ giúp con không phụ thuộc vào một thứ duy nhất nào đó.
  • Khuyến khích con bạn ngủ trên giường của chính bé - không phải trên ghế dài, trên giường của bố mẹ hoặc bất cứ nơi nào khác. Học cách tự ngủ là điều rất quan trọng với bé. Cha mẹ cần giúp con hiểu được điều ấy thông qua các tín hiệu cụ thể. Có thể là những thứ như một bức ảnh bé đang ngủ trên giường còn cha mẹ đang xem TV trong một căn phòng khác.
  • Nếu con sợ đi ngủ hoặc ngủ một mình, mẹ có thể thử bọc con trong chăn, sử dụng đèn ngủ, hoặc bật nhạc trong phòng khi bé đang trên giường.

Các yếu tố khác

Nếu bé bị bệnh, bé sẽ muốn có thêm sự chú ý từ cha mẹ. Khi con khá hơn hãy thử lại những phương pháp nói trên. Nhưng hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng giấc ngủ của con có liên quan đến vấn đề y tế - ví dụ, hen suyễn hoặc động kinh.

Và nếu con bạn thức dậy vào ban đêm, hoặc cố ra khỏi giường, hãy thử các chiến lược giải quyết ở trên.

Các vấn đề về rối loạn giấc ngủ phổ tự kỷ khác

Khủng hoảng và ác mộng ban đêm

Đôi khi trẻ thức dậy la hét hay khóc lóc. Điều này có thể do khủng hoảng ban đêm, hiện tượng này được coi là bình thường ở trẻ em từ 18 tháng đến 6 tuổi. Những cơn ác mộng cũng có thể đánh thức trẻ và khiến chúng trở nên khó ngủ hơn. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu cha mẹ thấy lo lắng hoặc hành vi của con có vẻ nghiêm trọng.

Vấn đề đi vệ sinh và tè dầm

Học cách đi vệ sinh muộn hoặc gặp khó khăn khi học là vấn đề mà trẻ tự kỷ thường gặp phải. Nếu con bạn bị ướt và thức dậy vào ban đêm, có thể bé đang tè dầm. Hoặc bé sẽ thức dậy đi vệ sinh và sau đó không quay trở lại giường.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn có thể cân nhắc tìm sự giúp đỡ từ các chuyên viên can thiệp sớm để khắc phục vấn đề này.

Ngủ ngáy

Giống như tất cả trẻ em, một số trẻ tự kỷ cũng ngủ ngáy. Nếu chứng ngủ ngáy của con bạn dai dẳng và không liên quan đến bệnh cảm lạnh hoặc tương tự, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ. Ngáy đôi khi có thể là dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ.

Ngủ không yên giấc

Trẻ tự kỷ đôi khi thường ngủ không yên giấc. Đặc biệt, chúng có thể dễ bị chứng rung lắc, lắc đầu và đập đầu. Mặc dù khá phổ biến, giấc ngủ không ổn định có thể là dấu hiệu của một số rối loạn giấc ngủ ít gặp hơn. Tốt nhất cha mẹ nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nếu bạn lo lắng hoặc bé không có phản ứng với các chiến lược giải quyết như đã kể trên.

Trẻ tự kỷ không ngủ ngon thường có nhiều vấn đề về hành vi trong ngày. Rối loạn giấc ngủ kéo dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng học tập của trẻ. Và khi trẻ ngủ không ngon, cha mẹ cũng sẽ không ngủ được, dẫn đến căng thẳng và trầm cảm. Cải thiện thói quen ngủ của con có thể giúp cha mẹ tránh được những nguy cơ này.

Trợ giúp trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ và các vấn đề về giấc ngủ

Các vấn đề về giấc ngủ thường trở nên tốt hơn sau 2-3 đêm đầu tiên sử dụng các mẹo nói trên. Nếu bạn không thấy bất kỳ cải thiện nào, có thể con bạn có nguyên nhân khác liên quan tới sức khỏe.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cha mẹ có thể cần sự hỗ trợ của một chuyên gia để tạo thói quen đi ngủ cho con.

Bạn nên tham khảo ý kiến ​​chuyên gia y tế nếu các chiến lược bạn đang cố gắng áp dụng dường như không có kết quả sau vài ngày đầu tiên.

Có nên cho con dùng thuốc?

Trước khi dùng thuốc, tốt nhất nên thử các giải pháp được đề xuất ở trên. Tuy nhiên thuốc cũng có tác dụng nhất định cho một số trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ.

Ví dụ, bổ sung melatonin giúp một số trẻ tự kỷ ngủ nhanh hơn. Các chất bổ sung này cũng có thể giúp trẻ ngủ lâu hơn và / hoặc thức dậy ít hơn vào ban đêm. Melatonin có thể giúp cải thiện hành vi ban ngày ở một số trẻ bị ASD, nhưng hành vi ban ngày được cải thiện cũng có thể là do trẻ em ngủ ngon hơn vào ban đêm.

Chỉ có bác sĩ mới có thể kê melatonin. Không nên cho con dùng melatonin mà không có sự tư vấn và giám sát y tế.

Nguồn: raisingchildren.net.au

Theo: https://vn.theasianparent.com

Xem thêm các bài viết khác:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Mecoca