Răng bé mọc lệch vào trong - Mẹ phải xử lý thế nào?

Răng bé mọc lệch vào trong là một điều không bố mẹ nào mong muốn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và thẩm mỹ của bé sau này. Tuy nhiên tình trạng có thể sẽ kết thúc khi con mọc răng vĩnh viễn nên ba mẹ cũng không cần quá lo lắng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Răng bé mọc lệch vào trong là tình trạng khá phổ biến ở bé trong độ tuổi mọc răng sữa. Răng sữa bên cạnh việc giúp bé ăn, nhai, nói và cười còn có nhiệm vụ giữ chỗ cho những chiếc răng vĩnh viễn sẽ mọc lên sau này. Chính vì vậy nhiều phụ huynh rất lo lắng khi phát hiện con mình sở hữu những chiếc răng mọc lệch. Bài viết này sẽ cung cấp kiến thức cho bố mẹ để xử lý vấn đề này một cách hiệu quả nhất:

  • Nguyên nhân răng bé mọc lệch vào trong
  • Dấu hiệu răng trẻ mọc lệch
  • Cách xử lý khi răng con bị lệch
  • Những lưu ý để ngăn ngừa tình trạng răng mọc lệch

Răng bé mọc lệch vào trong - Đâu là nguyên nhân?

Nếu các mẹ tự hỏi không biết tại sao hàm răng của bé bị mọc lệch vào trong, tạo ra "đội hình 9 - 6 - 3 - 0" gây mất thẩm mỹ như vậy thì dưới đây là một vài nguyên nhân:

Bạn có thể chưa biết:

Nhổ răng sữa cho bé như thế nào để an toàn, răng vĩnh viễn mọc chuẩn và đẹp?

Trẻ 7 tháng chưa mọc răng sữa có phải là dấu hiệu đáng lo?

Do di truyền

Nếu cha mẹ có hàm hô, móm, răng mọc không đều, xương hàm kém phát triển hoặc phát triển quá mức thì bé cũng có thể thừa hưởng ít nhiều các đặc điểm đó từ cha mẹ.

Nằm sấp trong thời gian dài cũng khiến răng trẻ mọc lệch vào trong

Nằm sấp trong khi ngủ trong thời gian dài có thể là một trong những nguyên nhân khiến răng bé bị mọc lệch bởi tư thế này tạo nhiều áp lực lên má và miệng bé. Mẹ có thể không nhận thấy tình trạng này ngay lập tức nhưng theo thời gian, những bất thường về răng của bé sẽ được thể hiện rõ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thói quen xấu của bé là nguyên nhân khiến răng bé mọc lệch vào trong

Một tật xấu thường gặp ở bé là tật mút ngón tay. Nếu bé thường xuyên ngậm ngón tay giữa 2 hàm răng, chúng sẽ vô tình tạo một lực đẩy khiến cho những chiếc răng hàm trên di chuyển ra bên ngoài và răng hàm dưới di chuyển vào trong.

Hiện tượng này xảy ra nếu mẹ cho con bú quá lâu, hoặc do sở thích nhai đồ vật của bé. Trẻ em thường có xu hướng bỏ đồ chơi vào miệng, nhai vạt quần áo hay cắn móng tay. Tất cả những hành động này đều có thể gây ra tình trạng răng sữa mọc lệch nếu không được ngăn chặn.

Xương hàm chưa phát triển đầy đủ

Mỗi trẻ em có tốc độ phát triển khác nhau. Nếu mẹ phát hiện răng sữa của bé mọc chen chúc thì nguyên nhân có thể là do xương hàm của bé vẫn chưa phát triển đầy đủ. Phần lớn trẻ em đều sở hữu đầy đủ khoảng trống trên hàm dành cho các răng sữa. Tuy nhiên, đối với số ít còn lại, xương hàm vẫn chưa phát triển hoàn thiện và điều này dẫn tới tình trạng chen chúc nhất thời.

Khối u khiến răng bé mọc lệch vào trong

Trong một số ít trường hợp, sự hiện diện của khối u có thể đẩy răng sữa của bé chệch khỏi hướng thông thường. Nha sĩ sẽ là người đầu tiên nhận ra hiện tượng bất thường này trong những lần khám răng định kì của bé.

Răng sữa mất sớm

Vì một lý do nào đó như: sâu răng, răng chịu tác động mạnh... mà răng sữa mất sớm, răng vĩnh viễn mọc lên sẽ có xu hướng mọc chen lấn vào chỗ răng mất gây hiện tượng răng mọc lệch ở bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dấu hiệu nhận biết răng bé mọc lệch vào trong?

Bố mẹ cần theo dõi và quan sát bé thường xuyên để phát hiện tình trạng mọc lệch răng ở bé, để có biện pháp xử lý kịp thời. Dưới đây là một số dấu hiệu:

  • Gương mặt bé không có sự cân đối
  • Bé hay bị đau nhức ở khớp thái dương
  • Hàm răng sữa không có khoảng hở giữa các răng
  • Xương hàm bên trên và bên dưới phát triển quá mạnh
  • Bé thường xuyên có biểu hiện cắn vào má và miệng.

Bạn có thể chưa biết:

Quá trình mọc răng của trẻ từ răng sữa đến răng vĩnh viễn diễn ra như thế nào?

Răng sữa không “rung rinh” có phải là thủ phạm khiến bé 6 tuổi mọc răng lệch?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Răng bé mọc lệch vào trong - mẹ phải làm sao?

Cha mẹ cũng cần chủ động quan tâm đến việc mọc răng sữa của bé, hãy chăm sóc và vệ sinh răng cho bé đúng cách. Mẹ hãy thử một số biện pháp sau để giúp bé khắc phục tình trạng này nhé:

Vệ sinh răng miệng cho bé đúng cách

Khi chiếc răng sữa đầu tiên nhú lên, mẹ hãy dùng gạc mềm để vệ sinh răng sữa của bé. Hãy tạo thói quen vệ sinh răng miệng cho bé vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Ngay sau khi ăn, cho bé uống nước lọc để rửa trôi thức ăn nhằm làm sạch răng cho bé.

Loại bỏ thói quen xấu

Răng bé mọc lệch phải làm sao? Việc sử dụng ti giả có thể giúp xoa dịu bé, giúp bé dễ ngủ hơn. Tuy nhiên, mẹ nên ngừng cho bé ngậm ti giả trước 2 tuổi để ngăn ngừa tình trạng răng bé mọc lệch vào trong.

Ngoài ra, bạn cũng nên giúp bé bỏ tật mút tay bởi thói quen này có thể ảnh hưởng không tốt đến việc mọc răng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ nên làm gì khi răng bé mọc lệch - Hỏi ý kiến nha sĩ

Để khắc phục tình trạng răng bé mọc lệch bên trong, cách tốt nhất mẹ nên đưa bé đi khám và hỏi ý kiến nha sĩ về cách điều trị. Tùy thuộc vào tình trạng răng của bé, bác sĩ sẽ tư vấn cách xử lý phù hợp.

Trong trường hợp răng vĩnh viễn mọc lệch mà răng sữa chưa kịp rụng thì mẹ cũng đừng nên quá lo lắng, điều này không ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng của bé. Răng sữa và răng vĩnh viễn đều có thể tồn tại độc lập. Lúc này, để không ảnh hưởng đến thẩm mỹ của hàm răng, mẹ nên cho bé đến gặp nha sĩ để nhổ bỏ răng sữa, tạo khoảng trống cho răng vĩnh viễn mọc thẳng hàng. Trong thời gian đầu, răng vĩnh viễn vẫn mọc nghiêng vào trong nhưng sau 1 thời gian, hầu hết các trường hợp răng lệch lạc đều mọc ngay ngắn đúng vị trí nhờ lực đẩy tự nhiên của lưỡi. Các mẹ cũng không cần lo lắng việc nhổ răng sữa khi răng còn cứng gây tổn thương đến răng vĩnh viễn hay xương hàm.

Một số gợi ý giúp ngăn ngừa tình trạng răng bé mọc lệch vào trong

Để ngăn ngừa tình trạng răng mọc lệch bên trong mẹ nên tập cho bé những thói quen tốt ngay từ nhỏ:

  • Đừng để bé mút tay
  • Đưa bé đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện bệnh lý răng (nếu có)
  • Hạn chế cho bé ăn đồ ngọt, nhất là buổi tối. 
  • Cho bé ăn thực phẩm giàu protein, canxi, đặc biệt là vitamin D
  • Chú ý chăm sóc sức khỏe răng miệng của bé ngay từ khi còn nhỏ. Điều này không chỉ hạn chế nguy cơ răng trẻ bị mọc lệch mà còn tạo cho con thói quen chăm sóc răng miệng. Răng mọc lệch gây mất thẩm mỹ và khiến trẻ mất tự tin trong giao tiếp khi lớn lên. Phụ huynh nên cho bé đi khám răng thường xuyên kể cả khi trẻ không gặp vấn đề nào về răng lợi. Bác sĩ chuyên khoa sẽ là người kiểm tra và đưa ra lời khuyên chăm sóc răng miệng tốt nhất cho bé. Bên cạnh đó ba mẹ cũng cần hướng dẫn con đánh răng, vệ sinh răng miệng bằng bàn chải hoặc dụng cụ chuyên dụng mỗi ngày ít nhất 2 lần để đảm bảo miệng con luôn sạch sẽ, hạn chế tối đa các vấn đề về răng lợi.

Tạm kết

Răng bé mọc lệch vào trong là một điều không bố mẹ nào mong muốn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và thẩm mỹ của bé sau này. Tuy nhiên tình trạng có thể sẽ kết thúc khi con mọc răng vĩnh viễn nên ba mẹ cũng không cần quá lo lắng. Mong rằng, qua bài viết trên bố mẹ đã tích lũy thêm vốn kinh nghiệm để con yêu có "một hàm răng đẹp, một nụ cười thật tươi" nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage theAsianparentVietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi