Tùy thuộc cơ địa của mỗi người mà sữa non sẽ xuất hiện sớm hay muộn. Nhiều mẹ bầu thắc mắc ra sữa non có phải sắp sinh?
Ra sữa non có phải sắp sinh?
Thông thường, nồng độ estrogen và progesterone khi mang thai cao nên đã kiểm soát lượng sữa mẹ được sản sinh. Tuy nhiên, gần đến ngày sinh, nồng độ prolactin sẽ vượt xa mức estrogen và progesterone. Điều này khiến hiện tượng tiết sữa non xảy ra. Sữa non cũng được tiết ra nếu núm vú của mẹ bầu được kích thích.
Thời gian mẹ bầu ra sữa non có thể bắt đầu vào tuần thai 24-28 trở đi. Dấu hiệu sớm cho thấy mẹ bầu sắp ra sữa non cũng rất dễ nhận biết. Khi đó núm vú của mẹ sẽ có những đốm trắng nhỏ li ti như mụn. Bên cạnh đó là ngực căng cứng và đau (gần giống hiện tượng căng sữa sau sinh). Khoảng vài tuần sau hiện tượng này, ngực mẹ bầu sẽ tiết sữa non.
Tiết sữa khi mang thai là hoàn toàn bình thường và không có gì phải lo lắng. Đây là một dấu hiệu cho thấy cơ thể mẹ bầu đang chuẩn bị cho sự ra đời của bé. Vì thế câu trả lời cho thắc mắc “ra sữa non có phải sắp sinh không” thông thường là có.
Dấu hiệu cảnh báo khi ra sữa non sớm
Ra sữa non sớm là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, các mẹ bầu nên đi khám để loại trừ các nguyên nhân bất thường khác. Bởi vì ra sữa non sớm cũng là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm cho mẹ bầu.
- Thai bị chết lưu nếu ra sữa non vào tháng thứ 5, 6 của thai kỳ
- Ảnh hưởng đến chức năng của nhau thai và sự phát triển bình thường của thai nhi nếu mẹ bầu ra sữa non sớm kèm chảy máu ở âm đạo, đau bụng thì cũng khá nguy hiểm. Bởi đây là dấu hiệu cho thấy nồng độ prolactin trong máu quá cao.
Có nên hút và trữ sữa non khi mang thai?
Vì sữa non rất quý nên nhiều mẹ bầu đã hút và trữ sữa non trước khi sinh. Tuy nhiên theo các chuyên gia thì việc này khá nguy hiểm:
- Khi mẹ bầu kích thích núm vú và vắt sữa sẽ làm gia tăng trong hormone oxytocin. Từ đó, mẹ bầu có thể khiến tử cung co thắt mạnh, đều và có thể sinh con sớm.
- Việc kích thích núm vú cũng làm giảm lưu lượng máu đến tử cung. Việc này có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể hút và trữ sữa non theo hướng dẫn của các nhân viên y tế. Đặc biệt mẹ bầu bị tiểu đường thai kì cần hút và trữ sữa non. Vì trẻ do mẹ bầu bị tiểu đường sinh ra có nguy cơ hạ đường huyết hơn trẻ khác. Thường cứ 5 mẹ bầu bị tiểu đường thai kì thì có 1 trẻ bị hạ đường huyết khi sinh. Nhờ sữa non trữ trước đó giúp bác sĩ điều trị kịp thời hiện trạng nguy hiểm này. Bởi lẽ sữa non là tốt nhất trong việc đưa lượng đường trong máu về mức bình thường.
Xem thêm: Đau bụng lâm râm có phải sắp sinh? Những dấu hiệu mẹ cần biết!
Vậy tóm lại, ra sữa non có phải sắp sinh không?
Tới đây, hẳn mẹ bầu đã xác định được câu trả lời cho việc ra sữa non có phải là sắp sinh rồi. Đó là “có” và “không”. Trong trường hợp bình thường thì đây là dấu hiệu sắp sinh. Tuy nhiên nếu ra sữa non quá sớm lại là biểu hiện của các vấn đề nguy hiểm. Vì thế mẹ bầu nên cẩn trọng với trường hợp này và nên đến cơ sở y tế kiểm tra.
Xem thêm
- Ra sữa non ở tuần 22 mang đến lợi ích hay tác hại cho thai kỳ?
- Bật mí về 72 giờ vàng kích sữa non sau sinh dành cho mẹ sắp vượt cạn
- Những ngộ nhận đáng tiếc về sữa non làm lãng phí nguồn thần dược cho bé sơ sinh ngay từ đầu
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!