Bị ra máu nhiều khi mang thai được xem là triệu chứng nguy hiểm nhất trong thai kỳ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này như: sảy thai, mang thai trứng rỗng, mang thai ngoài tử cung,… Nếu mẹ bầu đang trong tình trạng nguy hiểm, bạn cần sơ cứu ngay lập tức bằng cách dưới đây.
Bạn nên đọc bài viết này để biết:
- Các dấu hiệu bất thường mẹ cần lưu ý khi mang thai
- Ra máu khi đang mang bầu ở tuần thứ 1-27
- Ra máu khi đang mang bầu ở tuần thứ 28 trở đi
- Cách khắc phục tình trạng ra máu khi mang thai
- Cách sơ cứu cho mẹ bầu ra nhiều máu khi mang thai
Các dấu hiệu bất thường mẹ cần lưu ý khi mang thai
Nếu trong quá trình mang thai, mẹ bầu nhận thấy có các dấu hiệu như sau:
- Đau một bên bụng hoặc toàn vùng bụng một cách đột ngột.
- Máu chảy ra từ âm đạo với một lượng lớn hoặc chảy liên tục.
- Cảm thấy chóng mặt, quay cuồng, da tái nhợt.
Bạn có thể chưa biết:
Cảnh báo dấu hiệu bất thường khi máu báo thai ra nhiều như máu kinh
Điều này cho thấy mẹ bầu đang ở trong tình trạng nguy hiểm của hiện tượng chảy máu âm đạo hoặc khoang bụng trong thời kỳ mang thai. Nguyên nhân của hiện tượng này thường phụ thuộc vào việc mẹ bầu đang ở giai đoạn nào của thai kỳ.
Bị ra máu khi mang thai ở tuần thứ 1-27
Vào khoảng thời gian này, nếu mẹ bầu thấy ra máu nhiều ở âm đạo thì rất có thể mẹ đang gặp các vấn đề như sau:
Sảy thai
Hiện tượng ra máu nhiều khi mang thai do đâu? Câu trả lời chính là sảy thai. Có nhiều dấu hiệu của hiện tượng ra máu do sảy thai. Mẹ bầu có thể chỉ ra máu với một lượng ít nhưng liên tục hoặc ra rất nhiều.
Mang thai trứng rỗng
Đây là tình trạng trứng được thụ tinh nhưng không có phôi thai ở trong. Với hiện tượng này mẹ sẽ bị sảy thai một cách tự nhiên.
Mang thai ngoài tử cung
Với hiện tượng này, phôi thai thay vì hình thành trong tử cung sẽ lớn lên trong ống dẫn trứng. Trường hợp nguy hiểm, ống trứng có thể vỡ khiến mẹ bị chảy máu nhiều.
Bị ra máu khi mang thai ở tuần thứ 28 trở đi
Ra máu nhiều ở vùng âm đạo (hoặc khoang bụng) vào thời kỳ mang thai này, rất có thể mẹ bầu đang phải đối mặt với các hiện tượng sau:
Nhau thai bám thấp
Thông thường khi mẹ mang thai, nhau thai cần nằm ở vị trí thích hợp của tử cung. Nhưng với hiện tượng này nhau thai sẽ di chuyển xuống thấp, bong ra khỏi tử cung, khiến mẹ bầu bị chảy máu. 5% thai phụ thường bị hiện tượng này vào thai kỳ tuần thứ 18-20.
Bong nhau thai
Có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như mẹ bầu bị va đập mạnh hoặc thai nhiễm độc. Đây là một trong những hiện tượng có thể gây ra tử vong ở thai nhi.
Tử cung bị vỡ
Tử cung bị vỡ là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu ra máu nhiều khi mang thai. Hiện tượng này hoàn toàn có thể xảy ra ở bất kì thời điểm nào của thai kỳ. Tuy nhiên nguy cơ lớn nhất có thể phát sinh triệu chứng này là khi mẹ bầu đau đẻ. Điều nguy hiểm nhất là một số mẹ bầu không hề có triệu chứng gì cho thấy tử cung bị vỡ. Máu chảy nhiều trong khoang bụng khiến mẹ bầu có thể bị nguy hiểm đến tính mạng.
Sinh non
Trường hợp sắp đến thời hạn sinh nhưng lại chảy máu nhiều ở vùng âm đạo thì rất có thể thai nhi sẽ bị sinh non.
Bạn có thể chưa biết:
Cách khắc phục tình trạng ra máu khi mang thai
Đầu tiên, mẹ bầu cần bình tĩnh và theo dõi tình trạng ra máu bằng cách dùng băng vệ sinh. Điều này giúp bạn có thể quan sát được màu sắc, lượng máu ra nhiều hay ít và các đặc điểm khác. Từ những điều trên, bác sĩ sẽ chuẩn đoán chính xác bệnh lý hoặc các vấn đề bạn đang gặp phải.
Trong thời gian bị chảy máu khi mang thai, bạn không nên quan hệ tình dục để tránh những hậu quả xấu có thể xảy ra. Tốt nhất bạn cần nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng, chăm sóc vùng kín cẩn thận và sạch sẽ. Điều này giúp ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn gây viêm nhiễm. Nếu có tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, bạn cần đến bác sĩ để được khám và điều trị phù hợp.
Cách sơ cứu cho mẹ bầu ra bị ra máu nhiều khi mang thai
Nếu thai phụ đã chảy máu và đang trong tình trạng chờ xe cấp cứu, người thân có thể sơ cứu cho mẹ bầu bằng cách sau. Đặt thai phụ nằm yên được càng nhiều càng tốt. Kê cao chân và để đầu ở vị trí thấp hơn. Thế nằm sơ cứu này nhằm mục đích để cơ thể đưa máu đến não, phòng tránh hiện tượng co giật hoặc mê man của thai phụ. Dùng chăn ủ ấm cho thai phụ. Kiểm tra mạch đập của thai phụ thường xuyên. Nếu thấy thai phụ ngừng thở thì ngay lập tức phải hô hấp nhân tạo cho thai phụ.
Theo theAsianparents Thái Lan
Các bài viết liên quan
- Hiểu được những điều cơ bản của việc sẩy thai trong thời kỳ mang thai
- Tiểu đường thai kỳ – Mẹ bầu cần “Hiểu rõ và Làm ngay!”
- Chướng bụng đầy hơi khi mang thai – Các cách giúp mẹ bầu xử lý điều khó chịu này