Ra nhiều khí hư khi mang thai - Sinh lý hay bệnh lý?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ra nhiều khí hư khi mang thai khiến bà bầu cảm thấy ngứa ngáy và ẩm ướt khó chịu. Bà bầu ra nhiều khí hư đôi khi không đáng lo ngại nhưng không nên xem thường. Vì vậy mẹ bầu hãy theo dõi thật kĩ để biết chính xác mọi biểu hiện của mình có phải là dấu hiệu bất thường hay không nhé!

Nguyên nhân bà bầu ra nhiều khí hư khi mang thai

Khí hư không chỉ giữ cho âm đạo luôn có một độ ẩm nhất định. Mà còn có tác dụng chống các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập cơ thể. Khí hư sinh lý có màu trắng, không mùi. Tuy nhiên sẽ có biến đổi nếu là biểu hiện của bệnh lý.

  • Do thay đổi hormone trong cơ thể nữ giới để phù hợp với đặc điểm cơ thể đang mang thai.
  • Trong suốt thời kỳ “bầu bí”, khung xương chậu và thành âm đạo trở nên mềm hơn. Do đó, khí hư tăng lên để ngăn cản vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài âm đạo vào tử cung.
  • Càng gần cuối thai kỳ, phần đầu của bé sẽ chèn ép lên khung xương chậu. Đây là nguyên nhân mẹ bầu sẽ ra nhiều khí hư khi mang thai tháng cuối. Đôi khi, bạn cảm thấy vùng kín tiết dịch đột ngột như những cơn tiểu rắt. Những tuần cuối cùng, khí hư còn bao gồm những vệt dịch nhầy có lẫn cả máu. Dấu hiệu này cũng cảnh báo sắp đến thời gian chuyển dạ.

Khi nào ra nhiều khí hư là biểu hiện của bệnh lý?

Nếu khí hư ra nhiều nhưng không kèm theo các triệu chứng bất thường sẽ không đáng lo ngại. Tuy nhiên cũng có khi đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh phụ khoa ở nữ giới. Một số triệu chứng bất thường của ra nhiều khí hư khi mang thai chị em nên chú ý như sau:

  • Nếu khí hư có mùi chua, sủi bọt; khí hư có màu vàng, xanh hoặc xám: Có thể bạn đang mắc phải chứng viêm nhiễm âm đạo hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Ngay cả khi vùng kín không có dấu hiệu nóng rát, ngứa, sưng đỏ.
  • Khí hư có mùi, màu sắc khác thường, bạn bị đau rát, sưng đỏ ở vùng kín: Đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ viêm âm đạo nên bạn cần đi khám sớm
  • Bạn bị ra máu: Nhiều thai phụ xuất hiện tình trạng ra máu rải rác khi mang thai. Tình trạng này có thể bình thường hoặc cũng có thể cảnh báo một nguy cơ về sức khỏe nào khác. Đôi khi, ra máu là dấu hiệu của thai ngoài tử cung hoặc sảy thai.
  • Những tuần cuối của thai kỳ, nếu khí hư chứa nhiều chất nhầy, có thể kèm theo những vệt màu hồng hoặc đỏ sậm thì có thể bạn sẽ chuyển dạ sớm.

Bà bầu nên làm gì?

  • Do khí hư ra nhiều, môi trường âm đạo khá ẩm ướt nên để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Mẹ bầu cần vệ sinh vùng kín thường xuyên, ngày thay quần lót 2 lần.
  • Nên chọn những loại quần lót thông thoáng, rộng rãi thoải mái.
  • Không nên thụt rửa âm đạo quá mức. Vì có thể khiến môi trường âm đạo thay đổi, tạo điều kiện cho sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh. Đặc biệt, bà bầu nên ưu tiên rửa vệ sinh vùng kín bằng nước muối loãng thay vì các loại xà phòng thơm hay dung dịch vệ sinh vùng kín.
  • Khi bạn tắm, lau từ trước ra sau để tránh việc vi khuẩn đi từ hậu môn lên đến âm đạo.
  • Ngoài ra, bà bầu cũng không nên mặc quần bó chặt để tránh cảm giác khó chịu, nóng bức tạo điều khiện cho vi khuẩn có hại phát triển.

Lưu ý

Bạn không nên tự ý dùng thuốc uống hoặc thuốc rửa âm đạo khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Một số trường hợp bị viêm âm đạo trong thai kỳ nhất định phải dùng thuốc theo đơn của bác sĩ (nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé). Bác sĩ sẽ quyết định việc dùng thuốc an toàn cho thai phụ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Có nhiều lời khuyên cho rằng chị em có thể dùng nước chè xanh rửa vùng kín tuần 1-2 lần, tình trạng này sẽ giảm bớt. Tóm lại, tình trạng khí hư ra nhiều khiến chị em cảm thấy khó chịu. Thậm chí có thể dẫn đến viêm nhiễm ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy, hãy cố gắng vệ sinh vùng kín sạch sẽ trong suốt thai kỳ và đi thăm khám kịp thời nếu cần thiết mẹ nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm

Chỉ số nước ối qua các tuần thai và những thắc mắc phổ biến của mẹ bầu về nước ối

Bà bầu ăn chay – Có tốt cho sức khoẻ thai kỳ không?

Mẹ bầu ho nổ cổ – Chữa ho kiểu gì đây để không làm hại thai nhi?

Vào ngay Fanpage của The Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác.

Bài viết của

ngocanh