Nghệ thuật quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả dành cho các ông bố bà mẹ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Quản lý chi tiêu gia đình sẽ trở nên dễ dàng nếu bạn biết cách sắp xếp và lên kế hoạch chi tiêu hợp lý. Một cuộc hôn nhân lâu dài ngoài các yếu tố tình cảm, niềm tin, lòng chung thủy...thì còn có yếu tố về tài chính. Vì thế dù là vợ hay chồng đều cần trang bị cho mình kỹ năng quản lý chi tiêu gia đình để có một cuộc sống ổn định. Hãy tham khảo một số cách quản lý chi tiêu trong gia đình giúp cho các cặp vợ chồng chi tiêu thoải mái mà vẫn có tiền tiết kiệm trong bài viết dưới đây:

  • Định mức chi tiêu cho thẻ tín dụng
  • Quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả là phân loại các khoản chi tiêu
  • Đánh giá tình hình tài chính gia đình
  • Xác định những khoản ngân sách cố định
  • Tiết kiệm thông minh cũng là một cách quản lý chi tiêu gia đình hợp lý
  • Đặt muc tiêu chung

1. Định mức chi tiêu cho thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng rất thuận tiện và hữu ích với các gia đình không có tiền mặt trong tay. Mà họ lại muốn mua một vài vật dụng nào đó. Nhưng các gia đình cẩn thận, không chi tiêu quá mức để lâm phải cảnh nợ nần. Do đó, các cặp vợ chồng phải tính toán thật kỹ và sử dụng thẻ tín dụng một cách thông minh.

Bạn có thể chưa biết:

7 bí quyết giúp quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả và giúp các cặp đôi dễ dàng đạt được các mục tiêu tương lai

Tiết kiệm chi tiêu đúng cách - Chìa khoá bảo vệ tương lai cho con bạn

Đặc biệt, các bạn nên đưa ra một định mức chi tiêu nhất định. Bạn chỉ có thể phá vỡ mức quản lý chi tiêu gia đình bằng thẻ tín dụng trong trường hợp bất ngờ và thật sự cần thiết. Chú ý, giới hạn vượt định mức những vẫn cần đảm bảo trong khả năng chi trả. Giới hạn chi tiêu thẻ tín dụng càng thấp thì khả năng chi trả càng dễ dàng hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bố mẹ cần đưa ra định mức chi tiêu trong thẻ tín dụng

2. Quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả là phân loại các khoản chi tiêu

Cách tiết kiệm chi phí hiệu quả là phân loại các khoản chi tiêu cụ thể, rõ ràng. Bạn hãy sắp xếp các khoản chi vào từng nhóm đối tượng và phân bổ lượng theo tỷ lệ phần trăm. Tùy vào nhu cầu chi tiêu của các gia đình mà sẽ có các nhóm khác nhau.

  • Nhóm ngày thường: Những khoản chi cho như áo quần, vật dụng nhỏ trong gia đình, ăn uống, đi cafe, giải trí, hóa đơn tiền điện – tiền nước…
  • Nhóm dự phòng: Bạn chỉ chi cho các khoản bất ngờ, đột xuất xẩy ra như tiền sửa xe, khám bệnh, làm giấy tờ...
  • Tiết kiệm: Chi cho các nhu cầu trong tương lại hay các khoản tiền theo thời hạn như tiền để dành đi học, tiền đi du lịch, tiền gửi tiết kiệm ngân hàng, trả nợ…
  • Đầu tư: Chi tiêu cho mục đích kinh doanh như tiền vốn kinh doanh, tiền vốn kinh doanh hay cho quỹ đầu tư.

Bạn nhớ phân loại các khoản chi tiêu cụ thể

3. Đánh giá tình hình tài chính gia đình 

Dù bạn dư giả hay đang chạy ăn từng bữa thì cũng cần đánh ra và đưa ra phân tích. Điều này không chỉ giúp bạn quản lý thu chi gia đình hiệu quả. Nó còn giúp bạn có những điều chỉnh, thay đổi kịp thời. Một trong những công cụ đánh giá được “sức khỏe tài chính” là nhật ký chi tiêu.

Bạn nên thường xuyên đánh giá tình trạng ngân sách gia đình hàng tháng, hàng quý, hàng năm để xác định được những mặt cần chi hay chi nhiều của gia đình mình và có những điều chỉnh kịp thời.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mỗi ngày, bạn ghi chép chính xác những khoản chi tiêu vào cuốn sổ hoặc dùng phần mềm quản lý chi tiêu gia đình. Cuối ngày hay cuối tháng, bạn cần tổng kết các khoản thu chi. Với những con số này, bạn có thể đánh giá được hiệu quả quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả hay không. Theo đó, các bạn cũng có thể phân bổ lại các nhóm chi tiêu với ngân sách hợp lý.

Bố mẹ nên sử dụng sổ chi tiêu để việc quản lý tài chính gia đình hiệu quả hơn

4. Xác định những khoản ngân sách cố định

Bạn cần phải xác định rõ ràng những khoản ngân sách cố định cần phải chi. Song song với đó là duy trì nguồn ngân sách ấy để không rơi vào tình trạng tăng chi giảm thu. Khi đã cố định được khoản tiền cần phải chi cho các nhóm trong một tháng. Thì bạn có thể dành một ít tiền chi cho các nhu cầu khác như mua sắm, vui chơi giải trí…

Bạn có thể chưa biết:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Học hỏi 7 bí mật của một gia đình vui vẻ và hạnh phúc

Khám phá 10 mẹo nhỏ giúp gia đình bạn hạnh phúc hơn

5. Tiết kiệm thông minh cũng là một cách quản lý chi tiêu gia đình hợp lý

Bạn đừng nên chạy theo kiểu “tiết kiệm càng nhiều càng tốt”. Mà bạn cần đặt ra số tiền cần phải tiết kiệm và trong thời gian bao lâu sẽ đạt được. Muốn thực hiện được điều này thì cần xác định mục tiêu và xây dựng các kế hoạch nho nhỏ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hãy biết tiết kiệm thông minh

6. Đặt muc tiêu chung

Bạn cần phải nói rõ với bạn đời của mình về mục tiêu tiết kiệm của năm. Sau đó, hai người có thể mở chung một tài khoản ngân hàng và thống nhất cách sử dụng. Chỉ việc đơn giản vậy thôi nhưng cũng thể hiện được sự tôn trọng dành cho nhau.

Với những cách quản lý thu chi gia đình hợp lý ở trên, chắc chắn mỗi gia đình sẽ tiết kiệm được những khoản tiền kha khá. Ngoài ra, cả gia đình sẽ có những khoản chi tiêu dư giả đủ để tận hưởng cuộc sống.

Xem thêm: 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Nguyenthi Huyen