Nắm bắt nhanh quá trình học nói của trẻ em từ sơ sinh đến nhi đồng

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Quá trình học nói của trẻ em thường phát triển một cách có trật tự từ khi mới biết ê a cho đến lúc đi học. Bài viết sẽ tóm lược những cột mốc ngôn ngữ đáng mong đợi của trẻ em từ sơ sinh đến nhi đồng.

Tuy nhiên, nếu bé đạt được sớm hơn hoặc muộn hơn một chút vẫn hoàn toàn bình thường. Vì kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ ở mỗi bé sẽ khác nhau.

Quá trình học nói của trẻ em sơ sinh

Từ lúc mới sinh đến 3 tháng      

Bé sẽ phát ra những đơn âm như a, u, ô… khi cảm thấy vui vẻ, hài lòng.

2 đến 3 tháng         

Tiếng khóc thể hiện khác nhau tùy theo tình huống. Khi mẹ hiểu bé hơn, mẹ có thể phân biệt được tiếng khóc khi đói với tiếng khóc khi bé mệt mỏi.

3 đến 4 tháng         

Bé nói được những nguyên âm đơn, nhờ đó câu ê a nghe thú vị hơn một chút, với âm thanh đa dạng hơn. Bé sẽ bắt đầu bập bẹ, tạo ra những âm thanh tựa như "mama" hoặc "papa" nhưng chưa tròn âm.

5 đến 6 tháng         

Giọng nói của bé lên xuống có ngữ điệu tăng giảm, thường là để đáp lại lời nói và nét mặt của bố mẹ.

Lưu ý: Nếu bé vẫn chưa thể phát ra âm thanh khi bé được 6 tháng tuổi, hãy nói chuyện với bác sĩ.

7 đến 12 tháng       

Bé bập bẹ nói nhiều hơn, tạo ra sự kết hợp âm thanh và ngữ điệu mới. Các bé sẽ cố gắng bắt chước câu nói của mẹ bằng các cụm từ như "ba ba ba" hoặc "đi đi đa". Bé còn biết giả vờ trò chuyện với mẹ, thay phiên nhau "nói chuyện".

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lưu ý:  Nếu đến 7 tháng tuổi bé vẫn chưa thể phát ra âm thanh từ miệng, hãy nói chuyện với bác sĩ.

Quá trình học nói của trẻ em mới biết đi

12 tháng       

Bé sẽ chính thức nói từ đầu tiên, dần dần học thêm một vài từ và lặp lại thường xuyên.

14 tháng           

Bé bắt đầu biết lên giọng cuối câu hỏi và biết dùng cử chỉ để minh họa cho lời nói của mình. Lưu ý: Nếu bé vẫn không nói được dù chỉ một từ trước 15 tháng tuổi, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ.

16 tháng       

Thích nói chuyện với bố mẹ hoặc người này, người kia. Lúc không có ai nói cùng, bé sẽ chơi đồ chơi và bập bẹ một mình.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thi thoảng bé sẽ gọi “Mẹ ơi” để thu hút sự chú ý của mẹ, biết gật đầu và lắc đầu khi được hỏi. Bé còn bắt đầu phát âm tốt các phụ âm như t, đ, n, ch và h.

18 tháng

Đến giai đoạn này, bé có vốn từ vựng khá khẩm hơn, khoảng 10 đến 20 từ, bao gồm tên gọi (của bé hoặc bố mẹ), động từ (như ăn, ngủ chơi) và tính từ (như nóng, lạnh, ngon).

Bé có thể diễn đạt ý muốn của mình qua những cụm từ cơ bản như “ngồi xe” để nói về mong muốn được ngồi lái xe đồ chơi.

18 đến 24 tháng     

Bắt đầu ghép 2-3 từ lại với nhau để diễn đạt ý nghĩ mới lạ của mình. Chẳng hạn như “bố đi chơi”, “sữa chảy dơ”.

Trẻ mầm non

24 tháng       

Từ điển ngôn ngữ của bé có khoảng 50 đến 100 từ. Bé có thể nói thành thạo các câu ngắn, với hai hoặc ba từ cùng đại từ nhân xưng. Ví dụ: “con muốn chơi đồ hàng”, “giờ mình đi học hả mẹ?”

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

2 đến 3 năm

Quá trình học nói của trẻ em này bé có thể nói trôi chảy hơn, vốn từ được mở rộng từ 200 đến 300 từ, trong đó có rất nhiều động từ. Bé cũng rất thích đặt câu hỏi về những thứ quanh mình, mỗi câu gồm ba đền sáu từ.

Nếu bé bắt đầu học tiếng anh trong giai đoạn này, không chỉ khả năng tiếp thu cực kỳ nhạy bén, bé còn có thể phát âm chuẩn âm /ed/ và /s/ và chia động từ khá tốt.

Tuy nhiên, bố mẹ cần chú ý:

Nếu bé không trả lời mà luôn lặp lại câu hỏi của mẹ, hãy cho bác sĩ nhi khoa biết. Đây có thể là một dấu hiệu sớm của sự chậm phát triển ngôn ngữ và giao tiếp.

Mặt khác, thỉnh thoảng bé sẽ lặp lại câu hỏi của mẹ như một phần câu trả lời vẫn là chuyện bình thường.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

3 đến 4 năm

Các từ bé yêu thích và sử dụng nhiều thường là "tại sao", "cái gì","ai". Bên cạnh đó, bé cũng hiểu được hầu hết những điều bố mẹ nói, có thể cho mẹ biết những gì đã xảy ra khi mẹ không có ở đó.

Chú ý dấu hiệu sau:

Khi thấy bé dễ bị nói lắp khi hào hứng nói điều gì đó, đừng lo lắng vì đây là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hơn sáu tháng, kèm theo hành động căng hàm hay nhăn mặt khi cố gắng nói chuyện, hãy đưa bé đến gặp nhà âm ngữ trị liệu.

Trẻ nhi đồng

4 đến 5 năm

Việc giao tiếp trở nên đơn giản hơn với bé 4-5 tuổi. Bé dễ dàng kể lại một câu chuyện ngắn với phần mở đầu, nội dung chính và kết truyện khi chỉ nhìn vào hình ảnh. Để mô tả một bức tranh, bé thường dùng 4 đến 5 câu với đầy đủ các yếu tố ngữ pháp.

Phát âm hầu hết các âm thanh chính xác nhưng vẫn có thể gặp sự cố với tr, q, s và dấu ngã. Sử dụng rất nhiều từ mô tả thời gian như "ngày hôm qua", “hồi trước”…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

6 đến 7 năm

Đến độ tuổi này, bé có thể mô tả rành rọt điểm giống và khác nhau giữa hai đối tượng. Đồng thời, bé còn biết kể lại một câu chuyện, sự kiện mà không cần hình ảnh. Thêm vào đó, việc thuật lại các cuộc hội thoại, sự kiện đã qua cũng không quá sức của bé.

8 năm

Đây là cột mốc đánh dấu quá trình học nói của trẻ em thành thạo tất cả các âm thanh, ngữ điệu cũng như tốc độ, cao độ và âm lượng của lời nói. Bé nói tốt các câu phức tạp, ghép một cách chính xác và có khả năng thực hiện một cuộc trò chuyện với người lớn.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

mingboong