Phương pháp sinh mổ: Mổ sinh ngang và mổ sinh dọc, cách nào tốt hơn?

Nếu mẹ đang có ý định sinh mổ và đang phân vân giữa các phương pháp mổ đẻ thì nhất định phải đọc bài viết này nhé. Để chuẩn bị tâm lý và thể chất trước khi sinh mổ, các mẹ bầu cần tìm hiểu về 2 phương pháp mổ sinh là mổ sinh ngang và mổ sinh dọc. Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng. Ngoài ra các mẹ cần lưu ý đến việc chăm sóc vết mổ sau sinh để cơ thể sớm hồi phục và vết thương mau lành.

Mổ sinh ngang và mổ sinh dọc, cách nào tốt hơn?

Phương pháp sinh mổ theo chiều dọc

Phương pháp mổ đẻ

Với phương pháp này bác sĩ sẽ mổ từ vị trí dưới rốn cho đến vùng xương mô, đi qua lớp mỡ, cơ, phần cơ bụng theo một đường dọc dài . Các bác sĩ thường cảm thấy thuận tiện hơn với cách mổ này do nếu vết mổ quá nhỏ thì có thể mở rộng vùng cần mổ bằng cách vòng lên phía trên đường rốn.

 Ưu điểm của cách mổ này là thuận tiện, nhanh chóng, chỉ mất ít thời gian, rất phù hợp với các trường hợp cấp cứu mổ sinh, có thể mở rộng vùng cần mổ nếu phát sinh vấn đề bất thường trong khi sinh mổ và thai phụ không bị mất nhiều máu.

Nhược điểm của mổ sinh theo chiều dọc là vết mổ sau sinh thường không đẹp, vết mổ dễ bị rách hoặc biến chứng, để lại sẹo lồi rõ hơn so với sinh mổ theo chiều ngang.

Phương pháp sinh mổ theo chiều ngang

Phương pháp mổ đẻ

Với phương pháp mổ này đường mổ sẽ nằm trên vùng xương chậu, ngay viền quần trong. Vết mổ thường dài từ 10-12 cm. Trong trường hợp khẩn cấp cách mổ này chỉ cho phép mở rộng vết mổ lớn nhất là 14cm. Bác sĩ sẽ mổ theo chiều ngang tại phần lớp mỡ, sau đó sẽ chuyển sang mổ chiều dọc ở phần cơ và lớp màng cơ bụng, đến vùng tử cung sẽ chuyển lại thành mổ ngang. Cách mổ này sẽ giúp vết thương khó bị rách hơn do cách mổ zích zắc, phải qua nhiều khu vực hơn so với mổ dọc. 

Ưu điểm của cách mổ này là vết mổ sẽ mang tính thẩm mỹ hơn do được mổ theo chiều của da, vết thương cũng có nguy cơ ít rách hoặc biến chứng hơn so với mổ dọc.

Nhược điểm của phương pháp mổ này là cần nhiều thời gian mổ hơn, không thể mở rộng vết mổ quá lớn, có thể xuất hiện cảm giác tê sau khi mổ dù vết thương đã lành từ rất lâu.

Với các bác sĩ việc lựa chọn cách mổ nào còn phụ thuộc vào nguyện vọng, ý muốn của thai phụ hoặc mức độ nghiêm trọng của việc mổ sinh thai nhi. Nhưng ngày nay nếu không phải trong các trường hợp khẩn cấp thì hầu hết đều có xu hướng chọn cách mổ ngang do tính ưu thế của phương pháp này.

Lưu ý chăm sóc vết mổ sau sinh

Chăm sóc mẹ sau sinh mổ

Sau khi sinh mổ các mẹ cần lưu ý về cách chăm sóc vết mổ như sau:

1. Sau khi sinh mổ một ngày, các mẹ cần ngồi dậy và cố gắng đi lại nhẹ nhàng nhằm giảm nguy cơ dính ruột và hiện tượng đầy bụng.

2. Nếu đau vết mổ mẹ có thể uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Sử dụng đai nịt bụng sau sinh có thể giúp vết thương đỡ đau hơn.

3. Ăn uống như bình thường với một lượng ăn phù hợp, tăng cường các món ăn giàu protein để vết thương mau lành hơn.

4. Bác sĩ sẽ rửa vết thương và dán lại bằng miếng dán chống thấm nước. Các mẹ không nên tự ý rửa vết thương mà nên đến phòng khám để được rửa vết thương đúng cách, tránh không cho vết thương tiếp xúc với nước.

5. Nếu có máu hoặc nước vàng chảy ra tới 1/3 vết thương hoặc có cảm giác đau nhức nhiều thì nên đi khám ngay lập tức.

6. Sau khi vết thương đã liền da mẹ nên dùng thuốc bôi ngoài da để giảm thiểu khả năng để lại sẹo của vết thương.
7. Trong vòng 1 tháng sau khi sinh mổ, các mẹ cần tuyệt đối tránh làm việc nặng, các động tác thể dụng phải căng cơ bụng và cẩn thận khi lái xe vì điều này có thể khiến các mẹ dễ bị đau ở vùng vết thương.

8. Sau khi sinh mổ từ 3-6 tháng, vết thương sẽ khỏe hơn, khi đó các mẹ có thể làm việc sinh hoạt như bình thường.

9. Với các mẹ có ý định xông hơi để làm liền vùng kín sau sinh thì nên chú ý không chườm nóng vùng vết mổ, đặc biệt là trong vòng 30 ngày sau khi sinh mổ.

Theo The Asianparent Thái Lan 

Các bài viết liên quan

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Minh Hương