Hướng dẫn ba mẹ cách áp dụng phương pháp Doman để dạy đọc hiệu quả cho bé

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Phương pháp Glenn Doman từ Mỹ du nhập vào Việt Nam những năm gần đây và rất được nhiều bà mẹ Việt ưu chuộng. Vậy phương pháp này là gì và áp dụng ra sao?

Phương pháp Glenn Doman là gì?

Lịch sử và phương pháp Glenn Doman bắt đầu từ khi nào?

Vào năm 1955, khi Glenn Doman, một nhà trị liệu vật lý trẻ tuổi, thành lập trung tâm phục hồi chức năng đầu tiên của mình ở Philadelphia. Và lúc này ông làm việc với Tiến sĩ Temple Fay, bác sĩ phẫu thuật thần kinh tại Bệnh viện Đại học Temple. Glenn cùng Tiến sĩ Fay phát triển các chương trình điều trị riêng để giúp đỡ những người trưởng thành bị đột quỵ.

Và Gleen phát hiện ra các liệu pháp vật lý mà ông học không giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng. Nguyên nhân là những biện pháp này chỉ khắc phục triệu chứng, thay vì vấn đề thực sự nằm ở não. Và phương pháp mới này mang lại hiệu quả.

Sau thành công, Glenn mở rộng nghiên cứu để giúp đỡ những đứa trẻ có nhu cầu đặc biệt bị tổn thương não. Có thể kể đến như trẻ bị chứng tự kỷ, bại não, chậm phát triển động kinh, khó khăn trong học tập, chứng khó nói, và một loạt các chẩn đoán khác.

Phương pháp Glenn Doman là gì?

Phương pháp Glenn Doman là chương trình được thực hiện tại nhà bởi ba mẹ hay người thân của bé. Theo đó, ba mẹ chuẩn bị các loại thẻ Dot Card (giúp trẻ làm quen với số lượng và phép toán), thẻ Flash Card (giúp trẻ làm quen với mặt chữ và từ vựng), thẻ theo chủ đề (cây cối, con vật, danh xưng, …) giúp bé làm quen với thế giới xung quanh.

Mục đích của phương pháp Glenn Doman giúp trẻ phát triển toàn diện: thể chất, trí thông minh, trí tuệ xúc cảm và năng lực vượt qua nghịch cảnh. Chương trình áp dụng cho bé từ 0-6 tuổi. Hay còn được biết đến như là một trong những cách giáo dục sớm cho bé.

Cách cơ bản áp dụng phương pháp Doman dạy đọc cho bé

Bộ thẻ tập đọc cho bé mới bắt đầu sẽ bao gồm 3 chủ đề với 5 từ mỗi chủ đề. Ví dụ các chủ đề có thể là: bộ phận cơ thể con người; trái cây; thành viên trong gia đình. Ba mẹ sẽ có trong tay tổng cộng 15 từ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lần lượt giới thiệu cho trẻ 15 tấm thẻ, với mỗi lần cách nhau ít nhất 15 giây. Trong một ngày, bạn nên có 3 lần dạy con như thế. Lưu ý hãy đặt trước mặt bé ở khoảng cách khoảng 20 – 30 cm, giúp bé dễ quan sát nhất.

Đến cuối ngày thứ năm, rút một thẻ từ mỗi danh mục và thay thế bằng một từ mới từ mỗi danh mục tương ứng. Từ ngày thứ sáu trở đi, tiếp tục rút một từ trong mỗi danh mục và thêm một từ mới cho đến khi mẹ hoàn thành việc giới thiệu tất cả các từ mới.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trước khi đưa tấm thẻ lên cho bé, mẹ hãy xáo trộn thứ tự để tránh tình trạng bé nhớ thứ tự của chúng.

Thẻ chuẩn Glenn Doman:

Theo giáo sư Glenn Doman, thẻ dạy trẻ học phải đảm bảo các yếu tố sau:

  • Thông tin trên thẻ phải nhất quán, không có 2 loại hình thông tin (ảnh và chữ) cùng trên một mặt thẻ. Tấm thẻ cần thể hiện một đối tượng duy nhất.
  • Phần chữ phía trước dành cho con, phải đủ to để phù hợp với mắt trẻ nhỏ. Còn phần phía sau dành cho mẹ nhìn khi tráo thẻ cho con.
  • Chất liệu thẻ: chất liệu thẻ chuẩn quốc tế phải làm bằng giấy ivory; giúp mẹ tráo thẻ nhanh khi dạy con. Bởi tốc độ tráo thẻ là yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của một buổi học.

Những nguyên tắc khi dạy trẻ phương pháp Glenn Doman

  • Bắt đầu càng sớm càng tốt.
  • Tôn trọng bé và chỉ hãy dạy khi bé vui thú học. Khơi gợi đam mê học tập cho bé, học mà chơi, chơi mà học.
  • Dừng lại trước khi bé chán để vẫn giữ niềm vui thú và tâm trạng tò mò cho những bữa học sau.
  • Giới thiệu từ mới thường xuyên cho bé.
  • Ngầm khích lệ động viên, tích cực khen ngợi, tuyệt đối cấm trách mắng, phải tạo cho trẻ những ám thị tích cực.
  • Không cho bé xem tivi hay đồ chơi hay bất cứ hoạt động nào làm xao nhãng trong quá trình học.
  • Quan trọng không kém là ba mẹ phải tìm hiểu kỹ càng về phương pháp Glenn Doman để tránh gây hại cho con khi dạy sai.

Dạy học cho bé là một hành trình mà ba mẹ cần rất nhiều sự kiên nhẫn trong quá trình tìm hiểu và dạy. Kiến thức quan trọng và là nền tảng cho tương lai sau này của bé. Nhưng ba mẹ hãy nhớ, ở lứa tuổi này, niềm vui và phát triển mới là cần thiết. Do đó, đừng nhồi nhét hay thúc ép con để bé thành “thiên tài” ba mẹ nhé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

mInH.tHu